App vay tiền cụm từ được người Việt tìm kiếm gấp 4 lần trong năm 2020

Theo thống kê vào tháng 12/2020, thì người tiêu dùng Việt Nam hiện quan tâm đến app vay tiền ngày một nhiều hơn khi internet di động phát triển. Điều này cho thấy sức hút vô cùng lớn của hình thức đầu tư cho vay ngang hàng P2P tại Việt Nam.

Hãy cùng VO247 tìm hiểu vì sao cụm từ App vay tiền lại có sức hút tại thị trường Việt Nam như vậy.

Sức hút của hình thức đầu tư cho vay ngang hàng P2P tại Việt Nam

Theo báo cáo Year In Search 2020 mới xuất bản của Think with Google, người Việt hiện  quan tâm đến các dịch vụ hỗ trợ tài chính trực tuyến ngày một nhiều hơn. Cụ thể, số lượt tìm kiếm liên quan tới từ khóa “vay tiền online” đã tăng tới 20% so với cùng kì năm trước.

Các từ khóa về vay tiền phổ biến mà người dùng Việt Nam tìm kiếm là: “vay tiền online nhanh trong ngày”; “vay tiền online uy tín”; “vay tiền online cấp tốc”; “vay tiền online trả góp hàng tháng” và “vay tiền online 24/24”.

Đáng chú ý, lượt tìm kiếm từ khóa “app vay tiền” đã tăng trưởng 300% trong năm nay. Việc nhu cầu tìm kiếm hỗ trợ tài chính tăng cao và sự bùng nổ của internet trên di động phần nào khiến người dùng quan tâm hơn đến ứng dụng vay tiền. Báo cáo cũng chỉ ra rằng Việt Nam hiện có 68 triệu người dùng internet. Con số này có thể tăng lên 75,7 triệu người trong vòng 3 năm tới. Tỉ lệ kết nối internet qua smartphone lên đến hơn 90%.

“Hiện nay, phần lớn dân số đều có điều kiện sử dụng internet và lòng tin của người tiêu dùng vào các dịch vụ số đã được cải thiện đáng kể. Các dịch vụ mà trước kia rất ít người sử dụng thì giờ đây đã trở nên khá phổ biến”, báo cáo của Think with Google cho biết.  Bởi vậy, sự bùng nổ của đầu tư P2P Lending (cho vay ngang hàng) vì P2P đang trở thành điểm đến cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là giới văn phòng trong bối cảnh lãi tiền gửi ngân hàng giảm mạnh.

Đầu tư cho vay ngang hàng: Lãi suất 18%/năm có thực sự hấp dẫn

Hình thức đầu tư cho vay ngang hàng (P2P Lending) phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nhờ sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Bên cạnh nhóm khách hàng cá nhân với các khoản vay nhỏ nhằm mục đích tiêu dùng, các công ty cho vay ngang hàng còn hướng đến nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh gia đình.

Cách thức hoạt động của các công ty cho vay ngang hàng khá đa dạng. Có công ty trực tiếp cho vay, có công ty đóng vai trò trung gian kết nối giữa người cho vay (nhà đầu tư) và người đi vay để tạo thành sàn giao dịch, có thể kể đến một số tên như sàn Vnvon, Fiin.vn, VO247…

Lãi suất có thể do công ty cho vay ấn định, hoặc do người cho vay và đi vay tự thỏa thuận, dao động từ 16-20%/năm. Hình thức đầu tư này thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư bởi mức vốn đầu tư thấp, lãi suất cao…

Theo ông Tạ Thanh long, CEO của VO247 – một start up đi đầu trong lĩnh vực đầu tư cho vay ngang hàng tại Việt Nam. VO247 hoạt động công khai minh bạch hai yếu tố: Cho vay và Vay tiền. Trong các yếu tố này, vayonline247 đều công khai các khoản lãi phí, thời hạn… Trong điều khoản chúng tôi đưa ra quy định rõ ràng về phí phạt quá hạn thì được tính thế nào.

Mặt khác, VO247 chú trọng việc xây dựng hệ thống nhân sự trình độ cao, áp dụng công nghệ số quản lý rủi ro, đảm bảo hiệu quả, an toàn tối đa cho nhà đầu tư. Do đó chỉ cần số vốn nhỏ từ 10 triệu đồng và kỳ hạn ngắn 10 – 90 ngày, nhà đầu tư có thể hưởng lãi suất từ 15 – 20%/năm mà không mất chi phí đầu tư. Các nhà đầu tư không chỉ yên tâm về lợi nhuận ổn định, mà còn giảm thiểu rủi ro khi có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách đầu tư vào nhiều doanh nghiệp/hộ kinh doanh khác nhau.

Kiên trì theo đuổi mô hình P2P đích thực, VO247 đang tạo nên một kênh đầu tư đầy hấp dẫn, các giao dịch được thực hiện minh bạch và đem lại lợi ích cho cả phía người cho vay và đi vay.

Nhà đầu tư hay người vay dựa vào tiêu chí nào để tin tưởng vào 1 nền tảng đầu tư cho vay ngang hàng – hay 1 app vay tiền???

Hiện nay, thực tế tại thị trường Việt Nam hiện có 150 công ty hoạt động trong lĩnh vực P2P lending. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20 công ty hoạt động tốt, phát triển bền vững, minh bạch như Fiin, VO247, tima, Fe, Vnvon…Và hiện chưa có cơ chế quản lý để giám sát các hoạt động của các công ty đầu tư cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Nhưng NHNN sớm sẽ ban hành chính sác cụ thể để các công ty cũng như các bên tham gia vào nền tảng này thực sự hoạt động một cách có hiệu quả.

3 tiêu chí cần quan tâm trên nền tảng đầu tư cho vay ngang hàng – 1 app vay tiền hiện nay

Xem xét về lãi suất

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng nhìn nhận, điểm cộng của P2P Lending là tỷ lệ sinh lời khá cao. Trong khi mức lãi suất huy động tiền gửi hiện nay tại các ngân hàng dao động từ 3 – 7% tùy theo kỳ hạn, thì lãi suất đầu tư qua P2P Lending thường cao hơn nhiều.

Lưu ý, nhà đầu tư nên quan tâm đến các sàn P2P có mức lãi suất trung bình từ 15 – 20%/năm – đây là lãi suất huy động hợp lý.

“Nếu đầu tư vào chứng khoán, lên xuống một ngày có thể đạt lợi nhuận 5 – 10%, nhưng cũng có thể mất ngay 5 – 10% đồng vốn đó. Đầu tư vào Bitcoin thì lợi nhuận lớn nhưng cũng rủi ro rất cao bởi Bitcoin là một thị trường mới nhiều nhà đầu tư chưa hiểu hết được và Việt Nam chưa chính thức công nhận đồng tiền này. Đầu tư vào vàng thì tỷ giá đang diễn biến rất khó lường”, ông Hiếu nhận định và cho hay, các kênh này đều cần kiến thức sâu về tài chính hoặc công nghệ.

Nếu nhà đầu tư đang tìm kiếm một kênh đầu tư lãi suất cao hơn ngân hàng thì P2P Lending có thể là một lựa chọn.

Tính thanh khoản ra sao?

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, mỗi kênh đầu tư sẽ có ưu nhược điểm khác nhau về nhu cầu vốn. Một số kênh đầu tư muốn gia nhập đòi hỏi số vốn từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng, và nên nắm giữ trong dài hạn. Nếu nhà đầu tư chỉ có số vốn nhỏ và muốn rút vốn bất cứ khi nào thì các kênh tiền gửi ngân hàng hay P2P Lending đều có nhiều điểm tương đồng.

“Xét về tính thanh khoản thì P2P Lending linh hoạt hơn rất nhiều so với việc đầu tư vào một số kênh truyền thống. Chẳng hạn, bất động sản không thể thanh khoản trong vòng 10 – 20 ngày. Nhưng với kênh huy động P2P Lending, khi có khoản tiền chưa dùng ngay, mà doanh nghiệp huy động vốn cần trên sàn, nhà đầu tư có thể cho vay chỉ trong vòng 10 – 30 ngày là có thể rút ra cả gốc lẫn lãi”, ông Hiếu cho biết.

An toàn vốn: Đáp ứng của app vay tiền đến đâu?

Hiện tượng bùng nợ trên các sàn P2P không phải chuyện hiếm. Để hạn chế câu chuyện này, nhà đầu tư nên tìm hiểu các doanh nghiệp P2P có khả năng kiểm soát và thẩm định thông tin về đối tượng cần vay vốn một cách tối ưu.

“Một số sàn P2P Lending đặt mục tiêu rất rõ ràng như VO247: Chỉ cho vay đối với doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tin cậy. Ngoài ra, theo ông Tạ Thanh Long, VO247 có phương thức thẩm định offline “rất gắt” ngoài việc hoàn thiện đầy đủ hồ sơ giấy tờ. Sau đó mới cấp một hạn mức phù hợp cho khách hàng.

Xem thêm: Giải pháp tài chính nhanh thời công nghệ 4.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *