Bảo hiểm khoản vay và những điều cần nắm rõ!

Từ “bảo hiểm” có lẽ đã quá quen thuộc với người tiêu dùng hiện nay. Với rất nhiều loại bảo hiểm với nhiều lợi ích, tiện lợi khác nhau. Tuy nhiên, chỉ ai hay vay vốn ngân hàng mới nghe đến loại bảo hiểm khoản vay. Bài viết dưới đây VO247 sẽ giới thiệu cho bạn đọc những điều cần biết về loại bảo hiểm này. 

Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay của mình tại tổ chức tín dụng (TCTD).

Đối với hình thức vay tín chấp (không có tài sản thế chấp) mang tính chất rủi ro cao, các TCTD cần một cơ sở để đảm bảo an toàn khoản tiền cho vay này. Đó là lý do tại sao loại hình bảo hiểm này ra đời.

Trên thực tế, bảo hiểm tiền vay hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Khi khách hàng mua bảo hiểm, trong trường hợp khách hàng không may gặp phải những rủi ro không lường trước được sau khi vay tín chấp, công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay khách hàng. Và đây cũng là tiêu chí quan trọng để các TCTD dễ dàng phê duyệt khoản vay của khách hàng hơn. Tìm hiểu thêm về lợi ích khi mua bảo hiểm khoản vay tại đây.

Bảo hiểm này có bắt buộc hay không?

Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không quy định việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay khi khách hàng vay vốn tại TCTD.

Như vậy, việc khách hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên. Việc mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay do TCTD và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm, qua đó đảm bảo cho khách hàng sẽ được bù đắp một phần hoặc toàn bộ tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm và góp phần hỗ trợ TCTD kiểm soát chất lượng tín dụng.

Theo đó, phí bảo hiểm là một trong những thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp ngân hàng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng chỉ thực hiện thu phí bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.

Khách hàng phải đóng là bao nhiêu?

Thông thường là 5% – 6% trên số tiền gốc mà khách hàng đăng ký vay tín chấp tại ngân hàng.

Ví dụ: Khách hàng đăng ký vay 20 triệu đồng tại ngân hàng thì tiền bảo hiểm tiền vay là:

5,5% x 20.000.000 = 1.100.000 VNĐ

Tùy theo tổ chức tín dụng, khách hàng khi đăng ký vay tín chấp có thể không nhận đủ số tiền đăng ký vay mà phải trích lại 5,5% để đóng tiền phí bảo hiểm hoặc khách hàng sẽ nhận đủ số tiền đăng ký vay cộng thêm khoản phí bảo hiểm.

Ví dụ:

  • Trường hợp khách hàng không nhận đủ số tiền vay: Khách hàng đăng ký vay 20 triệu đồng thì chỉ nhận được khoản 18,9 triệu đồng (trừ 1,1 triệu đồng tiền bảo hiểm khoản vay).
  • Trường hợp khách hàng sẽ nhận đủ 20 triệu đồng và ngân hàng sẽ ghi số tiền khách hàng vay là 21,1 triệu đồng.

Kết luận:

Tóm lại, bảo hiểm khoản vay là một khoản chi phí không bắt buộc khi khách hàng đi vay tiêu dùng tín chấp. Tuy nhiên, loại bảo hiểm này được khuyến khích mua vì hoàn toàn mang lại lợi ích cho khách hàng và phần nào hỗ trợ TCTD trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Chính vì vậy, TCTD cần tư vấn cụ thể, rõ ràng, minh bạch cho khách hàng và khách hàng cần chủ động hỏi rõ nhân viên tư vấn những vấn đề mình chưa hiểu rõ để tránh những hiểu lầm không đáng có sau khi vay.

Bài tham khảo: Bảo hiểm khoản vay là gì và những điều cần biết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *