Bức tranh cơ bản về Fintech Việt Nam hiện nay

Theo số liệu từ Công ty Nghiên cứu thị trường Statista, trên thế giới hiện có khoảng 9.300 công ty Fintech đang cạnh tranh với các ngân hàng trong mọi lĩnh vực từ thanh toán, huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối và cả tư vấn đầu tư. Ở Việt Nam, Fintech đã thu hút được sự quan tâm rất lớn, các công ty này hiện chủ yếu tập trung ở các mảng: thanh toán, cho vay/huy động và các dịch vụ hỗn hợp khác. Doanh thu của lĩnh vực Fintech tại Việt Nam được dự báo đạt khoảng 9 tỷ USD vào năm 2020

Hãy cùng VO247 tìm hiểu về bức tranh cơ bản về thị trường Fintech Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, Fintech đã thu hút được sự quan tâm rất lớn, các công ty này hiện chủ yếu tập trung ở các mảng: thanh toán, cho vay/huy động và các dịch vụ hỗn hợp khác. Doanh thu của lĩnh vực Fintech tại Việt Nam được dự báo đạt khoảng 9 tỷ USD vào năm 2020, khi nhiều sản phẩm đang gia tăng mạnh, nhất là trong các thanh toán qua di động, Internet và ví điện tử.

Xây dựng hệ sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm Fintech Việt Nam

Một hệ sinh thái fintech là sự kết hợp giữa Công ty Fintech với Ngân hàng, công ty Tài chính, các công ty công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước và các đối tác khách hàng…. Chỉ có kết hợp để tạo dựng một hệ sinh thái tương hỗ lẫn nhau thì mới tạo dựng được điều kiện, môi trường tốt nhất cho DN khởi nghiệp Fintech thành công và phát triển.

Bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái thì việc phát triển đa dạng sản phẩm Fintech không chỉ tập trung vào lĩnh vực Ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền, cho vay online mà Fintech cần phải mở rộng sang các ứng dụng tiềm năng như quản lý tài chính, đầu tư trực tuyến, tư vấn tài chính cá nhân; các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh, logistic, giáo dục, y tế, du lịch…nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong cuộc Cách mạng 4.0 và kỷ nguyên số hóa.

Tổ chức diễn dàn khởi nghiệp số, hội thảo Fintech và đẩy mạnh truyền thông

Các Cơ quan quản lý nhà nước kết hợp với các Tổ chức, hiệp hội công nghệ thường kỳ tổ chức các Diễn đàn, hội thảo… về khởi nghiệp số, Fintech, công nghệ số để chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu công nghệ mới, kiến nghị về chủ trương chính sách của nhà nước… nhằm thúc đẩy sự phát triển khởi nghiệp số, Fintech và ứng dụng công nghệ.

Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cộng đồng Fintech và giới truyền thông đẩy mạnh quảng bá, phổ cập kiến thức về Fintech, giới thiệu ứng dụng Fintech để cộng đồng người dân, DN nhận biết những lợi ích mà Fintech đem lại đồng thời phổ biến các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro trong giao dịch trực tuyến trên môi trường mạng.

Truyền thông khơi dậy khát vọng của lớp trẻ Việt Nam học tập, nghiên cứu nắm bắt kiến thức công nghệ cao, cơ hội của Cách mạng 4.0, của chuyển đổi số để khởi nghiệp sáng tạo, làm chủ công nghệ và phấn đấu làm giàu cho chính mình, cho DN và vì một Việt Nam hùng cường.

Những kì vọng của Fintech đối với toàn ngành tài chính Việt Nam

Fintech đang dần làm thay đổi cách con người giao tiếp với hệ thống tài chính truyền thống. Nhiều sản phẩm Fintech đã được ra đời và đã tạo ra sự hứng thú của người dùng như cách người dùng chi trả, các gửi tiền, vay và cho vay tiền cũng như đầu tư tiền của mình… với mỗi sản phẩm Fintech, hiện đã có những con kỳ lân khủng lồ không thua kém các ngân hàng lớn trên thế giới.

Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới tin rằng Việt Nam có khả năng cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho các dịch vụ fintech, ngay cả ở vùng sâu vùng xa, do mức độ sử dụng internet và điện thoại thông minh với tỷ lệ cao nhất ở Đông Nam Á.

Về tài chính cá nhân, các giải pháp fintech sẽ được cung cấp để đáp ứng nhu cầu trong phân khúc cho vay ngang hàng (P2P) và tài chính tiêu dùng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Không giống như ngân hàng truyền thống, các giải pháp fintech loại bỏ nhu cầu tương tác trực diện, giúp giao dịch tài chính trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn cho mọi người.

Xem thêm: P2P Việt Nam đang dư nợ lớn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *