Cách lựa chọn nền tảng đầu tư P2P đích thực

Sự lớn mạnh của cuộc cách mạng 4.0 đã góp phần xóa bỏ rào cản tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như những người có nhu cầu vay vốn thông qua mô hình P2P Lending, hay còn gọi là cho vay ngang hàng. Việc lựa chọn được một nền tảng P2P Lending đích thực và hiệu quả không chỉ đem đến lợi ích cho người tham gia mà còn góp phần không nhỏ vào sự cân bằng nền kinh tế.

Vậy làm cách nào để lựa chọn được nền tảng đầu tư P2P đích thực, chân chính, hãy cùng vayonline247 tìm hiểu nhé

P2P Lending – cho vay ngang hàng được hiểu như thế nào

P2P Lending hay Cho vay ngang hàng không còn xa lạ trong lĩnh vực tài chính trong những năm gần đây. Đây là trung gian thanh toán kết nối giữa nhà đầu tư và người vay thông qua hình thức online.

Lựa chọn nền tảng đầu tư P2P lending đích thực

Để duy trì hoạt động một cách hiệu quả, Công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending cần đảm bảo chất lượng cho các yếu tố cơ bản của một nền tảng P2P Lending đích thực bao gồm: Hệ thống chấm điểm tín dụng, thẩm định tài chính bên vay vốn. Quy trình hoạt động minh bạch, rõ ràng; Chi phí và lãi suất hợp lý; Hạn chế rủi ro cho các bên tham gia.

Hệ thống chấm điểm tín dụng, thẩm định tài chính bên vay vốn

Có thể nói, với các nền tảng đầu tư P2P Lending, đây là yếu tố vô cùng quan trọng. Ngay khi bắt đầu tham gia P2P Lending, khách hàng bao gồm cả nhà đầu tư và bên đi vay, đều được yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng tài chính. Đặc biệt, điều này sẽ giúp các DN cung cấp dịch vụ P2P Lending có thể đánh giá đúng và đẩy đủ mức độ uy tín, khả năng tài chính, xếp hạng tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức cần vay vốn.

Từ những thông tin được cung cấp, mức độ chính xác của hệ thống chấm điểm tín dụng phụ thuộc vào khả năng thẩm định của mỗi doang nghiệp P2P Lending. Một số doang nghiệp này có liên kết với một bên thứ 3 cung cấp báo cáo tín dụng và thu nhập theo xếp hạng khách hàng của họ, như các website mua sắm trực tuyến lớn, tổ chức tín dụng hay ngâng hàng.

Theo kinh nghiệm của ông Tạ Thanh Long, CEO của Vayonline247 –  một start up đi đầu trong lĩnh vực P2P Lending thì việc thẩm định bên đi vay cần thực hiện một cách chặt chẽ thông qua nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố tài chính như báo cáo tài chính, giấy tờ pháp lý, lịch sử tín dụng, mục đích khoản vay… và yếu tố phi tài chính như thông tin chủ doanh nghiệp, quan hệ xã hội, nguồn tin trực tuyến…

Quy trình hoạt động minh bạch, thông tin rõ ràng

Mọi hoạt động và giao dịch đầu tư/cho vay ngang hàng đều được thực hiện hoàn toàn trực tuyến, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng. Điều này thể hiện thông qua việc cập nhật chính xác độ lớn, lãi suất, kỳ hạn của khoản vay trực tiếp trên website/ứng dụng của nền tảng. Thông qua đó, mọi nhà đầu tư đều nắm được chi tiết quá trình đầu tư của mình, tránh các thông tin sai hoặc chênh lệch về lợi nhuận như một số hình thức đầu tư khác.

Trong khi nhà đầu tư có quyền lựa chọn các khoản đầu tư phù hợp, sau khi cân nhắc các thông tin đánh giá về bên đi vay, thì bên đi vay cũng được phép chấp nhận hoặc từ chối khoản vay. Sự linh động trong quyền quyết định các khoản vay mang đến tính khách quan và sự an toàn cho người tham gia.

Chi phí và lãi suất hợp lý

Với thị trường Fintech tại Việt Nam, tùy từng doanh nghiệp P2P Lending có các chính sách khác nhau, nhưng nhìn chung, chi phí và lãi suất tham gia P2P Lending được đánh giá là hợp lý. Lấy một ví dụ từ sàn cho vay ngang hàng vayonline247, trong khi phía nhà đầu tư có thể nhận mức lợi tức hấp dẫn lên đến 20%/năm, cao hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm tốt nhất ở NH khoảng 7-8%/năm, thì bên người đi vay có thể tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng với phí giao dịch cũng khoảng 1-2% khoản vay.

Hạn chế rủi ro cho các bên tham gia

Doanh nghiệp P2P Lending cần cam kết bảo mật thông tin và có chính sách bảo vệ tài khoản cho các bên tham gia. Ngoài yếu tố thẩm định chặt chẽ bên vay, một số doanh nghiệp P2P Lending đã giới hạn kinh doanh nhằm kiểm soát rủi ro như: vayonline247 thẩm định các cá nhân vay vốn bằng cách gặp mặt trực tiếp, đến tận nhà để kiểm tra thông tin, đánh giá tài chính và khả năng trả nợ.

Xem thêm: Kênh đầu tư nào “HOT” nhất 2020?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *