Cạm bẫy lãi suất cao, cho vay bằng giấy viết tay

Mức lãi suất cao, lại là người quen, bạn bè… nhiều người đặt niềm tin cho vay hàng tỷ đồng chỉ bằng một tờ giấy viết tay.

Hãy cùng Vayonline247 tìm hiểu về cạm bẫy lãi suất cao cho vay tiền bằng giấy viết tay

Cho vay bằng thỏa thuận niềm tin

Hai tháng nay, anh Nguyễn Thành Công (thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) bỏ công ăn chuyện làm, chạy đi khắp nơi cầu cứu cơ quan chức năng can thiệp, đòi lại số tiền mà anh đã cho người quen vay nhưng không trả. Hiện người vay cũng đã rời khỏi địa phương, không thể liên lạc được. 

Theo lời anh Công, anh cho người này vay 500 triệu đồng vào đầu năm nay. Số tiền lớn nhưng tài sản thế chấp anh Công nhận được chỉ là tờ giấy viết tay. “Người mượn tiền là bạn thân, tạo uy tín và lòng tin, lợi dụng danh nghĩa cơ quan để vay tiền”, anh Phạm Thành Công chia sẻ.

Không chỉ riêng anh Công, nhiều người khác cũng lâm vào cảnh tương tự. Sau thời gian dài, nhiều lần đến hẹn nhưng không đòi được nợ, khi biết con nợ đã mất khả năng chi trả, không ít người như ngồi trên đống lửa. Được biết, người vay đã huy động tổng số tiền gần 6 tỷ đồng.

Đến khi gọi điện thì mất liên lạc

“Nghĩ là uy tín nên mình mới cho mượn, không có giấy tờ thế chấp, không công chứng gì, chỉ có giấy thỏa thuận giữa hai bên. Hiện điện thoại không liên lạc được, không biết số tiền đó có lấy lại được hay không. Mình đã mất ăn mất ngủ khoảng 2 tháng nay”, anh Huỳnh Hữu Hoài An, cho biết.

Thực tế hiện nay, vay mượn tiền chỉ thỏa thuận bằng giấy tay không phải là hiếm gặp. Đa phần các trường hợp này xảy ra giữa những người quen biết nhau, phần vì tin tưởng vào uy tín cá nhân, phần vì bị thu hút bởi số tiền lãi mà người vay đưa ra nên nhiều người sẵn sàng “nhắm mắt đưa chân”.

Một bên lợi dụng mối quan hệ quen biết, một bên bị hấp dẫn bởi mức lãi cao ngất được đưa ra. Các thỏa thuận vay nợ không cần xác lập cơ sở pháp lý cứ thế diễn ra và ngày càng có nhiều vụ vỡ nợ tiền tỷ cũng xuất phát từ nguyên nhân này.

Giấy nợ viết tay liệu có giá trị pháp lý?

Các chuyên viên tư vấn pháp luật cho biết: theo Điều 463 Bộ Luật Dân sự năm 2015 (BLDS) có quy định rằng thế nào là hợp đồng vay tài sản, đó là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả và trả lãi nếu có thoả thuận hoặc khi pháp luật có quy định.

Mặt khác, về hình thức của giao dịch này, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, tuy nhiên, hợp đồng vay tài sản và giấy mượn tiền viết tay cũng là một hình thức giao dịch dân sự được pháp luật thừa nhận. Do đó, theo Điều 119 BLDS thì hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Tuy nhiên, để giấy vay nợ viết tay được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại và Điều 117, Điều 463 và Điều 468 BLDS, cụ thể:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Bên cho vay giao tài sản cho bên vay;

– Có thoả thuận cụ thể về thời gian, số lượng, chất lượng khi hoàn trả cho bên cho vay tài sản;

– Lãi suất cho vay (nếu có) không quá 20%/ năm…

Theo Ông Tạ Thanh Long, CEO của Vayonline247 – một start up đi đầu trong lĩnh vực cho vay ngang hàng tư vấn. Thực chất, chiêu trò lãi suất cao rất thu hút người dân có nguồn tiền nhàn rỗi. Trong đó, những người vay tiền lại là người quen biết nên mọi người rất dễ bị hấp dẫn. Người cho vay nên cẩn thận kí kết văn bản giấy vay nợ có công chứng và được cầm cố tài sản đảm bảo. Càng là người thân quen thì càng nên minh bạch rõ ràng để tránh hậu quả sau này.

Xem thêm: vay tiền chỉ cần nộp phí – chiêu trò lừa đảo mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *