Cầm đồ – ngành tài chính fintech tỷ đô

Thị trường Fintech đang rất tiềm năng do dòng vốn nội và ngoại đang dồn dập đầu tư vào các chuỗi cầm đồ, cho vay ngang hàng. Tuy nhiên, việc hoạt động lộn xộn của thị trường này đang tạo ra nhiều kẽ hở cho tín dụng đen hoành hành.

Nắm bắt sự bùng nổ của thị trường fintech

Theo thống kê được công bố bởi Forbes Vietnam, số lượng cửa hàng cầm đồ tại Hà Nội xấp xỉ 1.700 và TPHCM khoảng 2.300. Mỗi tỉnh, thành phố đều có các cơ sở kinh doanh cầm đồ rải rác, hoạt động phân mảnh, lãi suất mỗi nơi một kiểu và mô hình cửa hàng nhỏ manh mún. Tuy nhiên, ngành cầm đồ gần đây đang dần giảm bớt định kiến về lãi suất cao, đòi nợ gắt gao, thay vào đó là những chuỗi uy tín, giao dịch văn minh. Thị trường cầm đồ Việt Nam đang dần bước ra ánh sáng, trở thành mảnh đất đầu tư hấp dẫn.

Cầm đồ, cho vay ngang hàng dẫn đầu thị trường fintech

Một nghiên cứu đưa ra bởi Business Times cho biết, có khoảng 47 triệu người Việt vẫn chưa có tài khoản ngân hàng và cũng chưa từng tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng. Nếu mỗi người có nhu cầu vay 10 triệu đồng, quy mô của các thị trường có thể đạt mức 23,5 tỷ USD. Xét về tiềm năng thị trường, một báo cáo ước tính quy mô thị trường cho vay tiêu dùng cầm đồ tại Việt Nam có thể đạt từ 20 – 30 tỷ USD.

Theo Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành Công ty Luật Basico, hiện chưa có thống kê cụ thể nào, nhưng thực tế các fintech cho vay chảy về thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là sau khi mô hình cho vay ngang hàng tại Trung Quốc sụp đổ. Hiện tại, ngoài các tổ chức tín dụng như ngân hàng hay công ty tài chính, tiệm cầm đồ dễ dàng mang đến “vé thông hành” cho các tổ chức muốn hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tại Việt Nam.

Cần chế tài chặt chẽ hơn

Tiếp nối xu hướng “làm mới” tiệm cầm đồ hiện đại, một dòng vốn “ngầm” cũng chảy vào đây nhưng không phải để hoạt động cầm đồ. Theo đó, nhiều công ty fintech cho vay đã sử dụng mô hình kinh doanh cầm đồ như một công cụ để hợp pháp hóa cho chức năng cho vay tín chấp chuyên nghiệp.

Theo thông tin tại hội thảo về khung pháp lý cho các công ty fintech gần đây do Sở KH&CN TPHCM tổ chức, số lượng app cho vay trực tuyến được ước tính có thể lên tới 150, trong đó nhiều app “ma” hoạt động không giấy phép, không chịu bất kỳ sự quản lý nào của phía cơ quan nhà nước. Bộ Công an cũng đã nhiều lần cảnh báo lừa đảo tín dụng đen qua app cho vay, trong đó có người Trung Quốc tham gia điều hành.

Đánh giá của các chuyên gia

Ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 cho biết, có hiện tượng người tiêu dùng vay đến 20 – 30 ứng dụng một lần. Một số kẻ lợi dụng vay trực tuyến như một kênh kiếm tiền vì thủ tục vay dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó xuất hiện xu hướng tội phạm mới làm giả hồ sơ vay hay vay tiền rồi bùng nợ.

Mặt khác, nếu các nền tảng cho vay đòi nợ không khéo thì dễ bị người vay kiện ngược và trở thành tín dụng đen. Hơn nữa, các nền tảng cho vay cũng khó có thể đi kiện khách hàng dựa trên giao dịch dân sự vì chi phí khởi kiện đắt đỏ trong khi các khoản vay tín chấp thường có quy mô rất nhỏ. Vậy nên những khoản nợ xấu này trở thành bài toán khó giải.

Hệ sinh thái BK247

Với Vayonline247, ngoài những dịch vụ giống như các sàn khác, chúng tôi còn cung ứng các dịch vụ tài chính cho hệ sinh thái BK247 mà chúng tôi đang xây dựng cho hệ thống nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán lẻ và người tiêu dùng. Nhờ có Vayonline247, những nhà sản xuất, nhà phân phối đang sử dụng sản phẩm Shark DMS để quản trị hệ thống phân phối có thể vay đến 1 tỷ đồng để vượt qua các khó khăn mùa dịch COVID-19. 

Bên cạnh đó, những nhà sản xuất, công ty lớn có tiền dư thừa có thể bỏ tiền ra cho những doanh nghiệp nhỏ hơn vay. Hệ sinh thái này giúp việc vay và cho vay diễn ra nhanh hơn mà không mất nhiều thời gian vào việc thẩm định khách hàng như các tổ chức tài chính truyền thống.

Tuy nhiên, tôi cũng phải thừa nhận vẫn có một số khó khăn về cơ chế khi Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho P2P. Do đó, các app tín dụng đen trà trộn, làm suy giảm lòng tin, gây nhiễu loạn thông tin tới người dùng.

Theo Luật sư Trần Minh Hải, hoạt động cho vay bao gồm cả cầm đồ và fintech đã hình thành một thị trường cho vay tiêu dùng, nhưng lại thiếu sự quản lý rõ ràng, thiếu giới hạn kinh doanh cụ thể, từ đó dẫn tới sự bát nháo trong hoạt động. Tai tiếng của tín dụng đen hoạt động trong môi trường dẫn đến sự bất ổn chung và gây tai tiếng chung cho cộng đồng fintech cho vay.

Hiện giới fintech cho vay đang “ngóng” cơ chế thử nghiệm dành cho fintech (Sandbox). Sau khi lấy ý kiến của các cá nhân và tổ chức, dự thảo về Nghị định cơ chế thử nghiệm này hiện đang trình lên Chính phủ. Các fintech kỳ vọng khi có hành lang pháp lý, họ sẽ chịu sự giám sát của NHNN và có những quy định riêng để không phải sống “bám” vào các tiệm cầm đồ như hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *