Cẩm nang lựa chọn nền tảng đầu tư ngang hàng đích thực

Đầu tư ngang hàng P2P lending không còn mới lạ tại Việt Nam. Tính đến t12/2020 thì có đến hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tiêu chí nào để lựa chọn được một nền tảng P2P Lending đích thực và hiệu quả không chỉ đem đến lợi ích cho người tham gia mà còn góp phần không nhỏ vào sự cân bằng nền kinh tế.

Hãy cùng VO247 điểm danh những tiêu chí quan trọng để lựa chọn một kênh đầu tư cho vay ngang hàng an toàn nhất hiện nay nhé.

Mô hình đầu tư ngang hàng P2P cho phép người cho vay và bên đi vay kết nối trực tiếp với nhau thông qua một nền tảng website hay ứng dụng trên điện thoại thông minh, mà không cần đến một trung gian truyền thống như ngân hàng (NH) hay cơ quan tín dụng.

Để duy trì hoạt động một cách hiệu quả, Công ty hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending cần đảm bảo chất lượng cho các yếu tố cơ bản của một nền tảng P2P Lending đích thực bao gồm: Hệ thống chấm điểm tín dụng, thẩm định tài chính bên vay vốn; Quy trình hoạt động minh bạch, rõ ràng; Chi phí và lãi suất hợp lý; Hạn chế rủi ro cho các bên tham gia.

Hệ thống chấm điểm tín dụng, thẩm định tài chính bên vay vốn của các nền tảng đầu tư ngang hàng

Yếu tố then chốt chứng minh sự phát triển của một công ty đầu tư cho vay ngang hàng chính là quy trình thẩm định tài chính của người vay. Có thể nói, với các nền tảng P2P Lending, đây là yếu tố vô cùng quan trọng. Ngay khi bắt đầu tham gia P2P Lending, khách hàng bao gồm cả nhà đầu tư và bên đi vay, đều được yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng tài chính. Điều này sẽ giúp các DN cung cấp dịch vụ P2P Lending có thể đánh giá đúng và đẩy đủ mức độ uy tín, khả năng tài chính, xếp hạng tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức cần vay vốn.

Từ những thông tin được cung cấp, mức độ chính xác của hệ thống chấm điểm tín dụng phụ thuộc vào khả năng thẩm định của mỗi DN P2P Lending. Một số DN này có liên kết với một bên thứ 3 cung cấp báo cáo tín dụng và thu nhập theo xếp hạng khách hàng của họ, như các website mua sắm trực tuyến lớn, tổ chức tín dụng hay NH.

Việc thẩm định bên đi vay cần thực hiện một cách chặt chẽ thông qua nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố tài chính như báo cáo tài chính, giấy tờ pháp lý, lịch sử tín dụng, mục đích khoản vay… và yếu tố phi tài chính như thông tin chủ DN, quan hệ xã hội, nguồn tin trực tuyến…

Theo Ông Tạ Thanh Long, CEO của VO247 thì quy trình thẩm định offline của VO247 được cho là gắt nhất hiện nay. Bên đi vay, có thể là cá nhân, hộ kinh doanh hoặc start up… đều phải tuân thủ quy trình vay vốn của VO247, ngoài việc hoàn thiện đầy đủ, chính xác hồ sơ giấy tờ cần thiết thì VO247 sẽ gặp mặt trực tiếp để thẩm định, xác minh thông tin. Điều này sẽ khiến các thành phần ‘bùng app’ sẽ không có khả năng quỵt nợ.

Quy trình hoạt động minh bạch, thông tin rõ ràng

Mọi hoạt động và giao dịch đầu tư/cho vay ngang hàng đều được thực hiện hoàn toàn trực tuyến, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng. Điều này thể hiện thông qua việc cập nhật chính xác độ lớn, lãi suất, kỳ hạn của khoản vay trực tiếp trên website/ứng dụng của nền tảng. Thông qua đó, mọi nhà đầu tư đều nắm được chi tiết quá trình đầu tư của mình, tránh các thông tin sai hoặc chênh lệch về lợi nhuận như một số hình thức đầu tư khác.

Song song với đó, trong khi nhà đầu tư có quyền lựa chọn các khoản đầu tư phù hợp, sau khi cân nhắc các thông tin đánh giá về bên đi vay, thì bên đi vay cũng được phép chấp nhận hoặc từ chối khoản vay. Sự linh động trong quyền quyết định các khoản vay mang đến tính khách quan và sự an toàn cho người tham gia.

Ngoài ra, để tăng tính đảm bảo cho các khoản đầu tư thì VO247 sẽ kí hợp đồng bản cứng dành cho các nhà đầu tư có mức đầu tư từ 50 triệu trở lên. Trong hợp đồng, sẽ có cam kết bảo đảm quyền lợi tối đa cho nhà đầu tư cũng như khoản đầu tư của họ.

Chi phí và lãi suất hợp lý của các nền tảng đầu tư ngang hàng

Đối với các nền tảng P2P Lending tại Hoa Kỳ, phí giao dịch bao gồm ba thành phần: Phí đóng, tiền phạt thanh toán không thành công và phí thanh toán chậm. Còn tại Trung Quốc, phí giao dịch bao gồm bốn thành phần: Phí dịch vụ, phí bồi hoàn, phí thanh toán và lệ phí thanh toán trễ. Các nền tảng cho vay này thường thu một khoản phí 1% từ mỗi khoản trả nợ vay mà một người cho vay nhận được và lệ phí đối với người đi vay là từ 1 đến 5% của lãi suất khoản vay.

So với 2 thị trường trên thì tại Việt Nam, tùy từng DN P2P Lending có các chính sách khác nhau, nhưng nhìn chung, chi phí và lãi suất tham gia P2P Lending được đánh giá là hợp lý. Cụ thể với VO247, trong khi phía nhà đầu tư có thể nhận mức lợi tức hấp dẫn lên đến 18,5%/năm, cao hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm tốt nhất ở NH khoảng 5-6%/năm, thì bên người đi vay có thể tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng với phí giao dịch cũng khoảng 6,5%/ 1năm đối với khoản vay.

Hạn chế rủi ro cho các bên tham gia

DN P2P Lending cần cam kết bảo mật thông tin và có chính sách bảo vệ tài khoản cho các bên tham gia. Ngoài yếu tố thẩm định chặt chẽ bên vay, một số DN P2P Lending đã giới hạn kinh doanh nhằm kiểm soát rủi ro như: chỉ áp dụng bên vay vốn với DN/hộ kinh doanh có giấy tờ pháp lý; một số doanh nghiệp tại Mỹ giới hạn khoản vay/ khoản đầu tư trong năm với từng cá nhân/ DN; xây dựng đội ngũ nhân lực hỗ trợ offline, gặp mặt trực tiếp khách hàng kiểm tra thông tin, đồng thời kiểm soát tài chính.

Xem thêm: App vay tiền cụm từ được người Việt tìm kiếm gấp 4 lần trong năm 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *