Cho vay ngang hàng giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn

Hiện sản phẩm P2P lending – cho vay ngang hàng chất lượng với khả năng dẫn vốn nhanh sẽ có sức hút trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhất là sau dịch bệnh. Các doanh nghiệp sẽ có thêm kênh vay vốn nhanh để tháo gỡ được khó khăn về vốn.

Sự phát triển của Fintech tại thị trường Việt Nam trong 5 năm qua

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Fintech đã xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam. Với khoảng hơn 70 triệu người sử dụng điện thoại di động và 64 triệu người sử dụng Internet trên tổng dân số 97 triệu, Việt Nam trở thành địa bàn phát triển thuận lợi cho các mô hình Fintech nói chung.

Trong đó, ví điện tử và P2P Lending được xem là hai lĩnh vực nổi trội. Nếu như mảng ví điện tử có khoảng trên 35 thương hiệu tham gia thị trường thì phân khúc cho vay ngang hàng (P2P Lending) cũng có hơn 40 công ty hoạt động chính thức.

Tuy nhiên, số công ty hoạt động trong mảng cho vay ngang hàng thực tế có tới 200 công ty. Điều đó cho thấy cả cung và cầu của thị trường này rất cao và có nhiều tiềm năng phát triển.

Tác động của P2P Landing tới thị trường tài chính Việt

Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm tỷ trọng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Đây là nhóm doanh nghiệp có nhu cầu vốn rất lớn nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng vì một số lý do như hệ thống kế toán tài chính chưa chuẩn mực, thiếu tài sản thế chấp, tâm lý ngại thủ tục do thiếu kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ vay vốn ngân hàng…

Thống kê cho thấy có tới 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa phải vật lộn với việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng và chuyển sang tìm kiếm từ các nguồn phi truyền thống.

TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định về thị trường cho vay ngang hàng

Ông Tạ Thanh Long, CEO Của vayonline247 chia sẻ: Mô hình P2P Lending không yêu cầu thế chấp tài sản, lãi suất hợp lý, chi phí dịch vụ thấp, thủ tục nhanh gọn dưới sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, giúp các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng kết nối với bên cho vay.

Ngoài ra, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Việt Nam, Vayonline247 quyết định giảm lãi suất cho người vay từ 18,5%/năm xuống chỉ còn 9-15%/năm, đem tới giải pháp tài chính cấp thiết cho người dân trong mùa dịch này. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng đã tung ra gói vay ưu đãi 1 tỷ đồng cho các cá nhân, đơn vị có nhu cầu hỗ trợ về vốn.

Tác động tích cực cho thị trường tín dụng Việt Nam

Như vậy, sự xuất hiện của P2P Lending trở thành sân chơi bổ sung tốt cho hệ thống ngân hàng và thị trường tín dụng Việt Nam. Ngoài ra, mô hình này còn giúp người vay vốn không phải sử dụng các kênh tín dụng đen, có thể khiến họ gặp tình trạng bị đòi nợ bằng một số hình thức phi đạo đức.

Khó tiếp cận được cho vay ngang hàng ở khu vực vùng sâu vùng xa

P2P Lending là mô hình nhiều tiềm năng nhưng tại Việt Nam mới ở giai đoạn phát triển sơ khai nên không tránh khỏi những tồn tại. Việt Nam có tỷ lệ dân số sử dụng công nghệ và Internet cao song tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn, trong khi tỷ lệ người sử dụng các ứng dụng thông minh trên điện thoại tại các khu vực vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Do đó, dù có nhu cầu vốn cao nhưng nhiều người vẫn chưa biết tới hoặc chưa thể sử dụng mô hình này.

Khoảng trống về pháp lí của cho vay ngang hàng

Một rào cản quan trọng tiếp theo đó là khoảng trống về hệ thống pháp lý cho các hoạt động P2P Lending. Năm 2020, Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án thí điểm cho vay ngang hàng và dự kiến đưa loại hình kinh doanh này vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hy vọng những chính sách này sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới.

Trong khi chờ đợi hàng lang pháp lý hoàn thiện, các cá nhân và doanh nghiệp tham gia P2P Lending cần tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường và lựa chọn đơn vị uy tín, hoạt động theo đúng các quy định pháp luật hiện có để đảm bảo tối đa quyền lợi trong quá trình vay vốn.

Xem thêm: Chiến dịch hạ lãi suất có làm giảm quyền lợi của các nhà đầu tư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *