Cho vay ngang hàng – Nguồn vốn nhanh cho doanh nghiệp

Thời kì đầu khi cho vay ngang hàng mới xuất hiện ở Việt Nam thì hình thức này chỉ gói gọn trong việc cho cá nhân vay nhanh với số tiền nhỏ. Tuy nhiên, sau này khi thị trường bủng nổ mạnh, những công ty P2P Lending chất lượng với khả năng dẫn vốn nhanh lại có sức hút mạnh với nhiều doanh nghiệp.

Hãy cùng vayonline247 tìm hiểu về cho vay ngang hàng trở thành nguồn vốn tốt cho các doanh nghiệp nhé

Thị trường Fintech phát triển như thế nào trong 5 năm qua

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Fintech đã xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam. Với khoảng hơn 70 triệu người sử dụng điện thoại di động và 64 triệu người sử dụng Internet trên tổng dân số 97 triệu, Việt Nam trở thành địa bàn phát triển thuận lợi cho các mô hình Fintech nói chung.

Thị trường P2P Lending phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây

Trong đó, ví điện tử và P2P Lending được xem là hai lĩnh vực nổi trội. Nếu như mảng ví điện tử có khoảng trên 35 thương hiệu tham gia thị trường thì phân khúc cho vay ngang hàng (P2P Lending) cũng có hơn 40 công ty hoạt động chính thức.

Tuy nhiên, số công ty hoạt động trong mảng P2P Lending thực tế có thể lên tới cả trăm công ty. Điều đó cho thấy cả cung và cầu của thị trường này rất cao và có nhiều tiềm năng phát triển.

Sự tác động của P2P Lending – cho vay ngang hàng đến thị trường tín dụng Việt Nam

Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm tỷ trọng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Đây là nhóm doanh nghiệp có nhu cầu vốn rất lớn nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng vì một số lý do như hệ thống kế toán tài chính chưa chuẩn mực, thiếu tài sản thế chấp, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn ngân hàng lâu và khó khăn…

Thống kê cho thấy có tới 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa phải vật lộn với việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng và chuyển sang tìm kiếm từ các nguồn phi truyền thống.

Trong khi Mô hình P2P Lending không yêu cầu thế chấp tài sản, lãi suất hợp lý, chi phí dịch vụ thấp, thủ tục nhanh gọn dưới sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, giúp các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng kết nối với bên cho vay.

Như vậy, sự xuất hiện của P2P Lending trở thành sân chơi bổ sung tốt cho hệ thống ngân hàng và thị trường tín dụng Việt Nam. Ngoài ra, mô hình này còn giúp người vay vốn không phải sử dụng các kênh tín dụng đen, có thể khiến họ gặp tình trạng bị đòi nợ bằng một số hình thức phi đạo đức.

Sự phát triển của P2P Lending tại Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản.

Là mô hình nhiều tiềm năng nhưng tại Việt Nam, P2P Lending mới ở giai đoạn phát triển sơ khai nên không tránh khỏi những tồn tại. Về phạm vi tiếp cận, Việt Nam có tỷ lệ dân số sử dụng công nghệ và Internet cao song tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn, trong khi tỷ lệ người sử dụng các ứng dụng thông minh trên điện thoại tại các khu vực vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Do đó, dù có nhu cầu vốn cao nhưng nhiều người vẫn chưa biết tới hoặc chưa thể sử dụng mô hình này.

Cho vay ngang hàng có rào cản lớn nhất là cơ chế quản lý chưa hoàn thiện

Một rào cản quan trọng tiếp theo đó là khoảng trống về hệ thống pháp lý cho các hoạt động P2P Lending. Năm 2019, Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án thí điểm cho vay ngang hàng và dự kiến đưa loại hình kinh doanh này vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hy vọng những chính sách này sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới.

Theo T.S Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính nhận định: Trong khi chờ đợi hàng lang pháp lý hoàn thiện, các cá nhân và doanh nghiệp tham gia P2P Lending cần tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường và lựa chọn đơn vị uy tín, hoạt động theo đúng các quy định pháp luật hiện có để đảm bảo tối đa quyền lợi trong quá trình vay vốn.

Theo ông Tạ Thanh Long CEO của vayonline247 chia sẻ: “Dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp, công ty phải lao đao vì vấn đề tài chính, là người đứng đầu của một doanh nghiệp tôi hiểu được những khó khăn, vất vả đó. Chính vì vậy, Vayonline247 đã quyết định đưa ra gói vay 1 tỷ đồng để mong rằng các doanh nghiệp và đại lý có thể vững vàng vượt qua, tiếp tục lao động và sản xuất một cách hiệu quả.”Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa hỗ trợ hoạt động kinh doanh, đặc biệt những ai cần nguồn vốn ưu đãi trong thời kỳ dịch Covid-19 diễn ra phức tạp. Được biết, các khách hàng đang sử dụng phần mềm quản trị kênh phân phối SharkDMS còn được nhận thêm nhiều hỗ trợ và quyền lợi khác.

Ở giai đoạn này, độ rủi ro trong đầu tư và sử dụng vốn tăng cao nên bất cứ đối tượng nào cũng thận trọng với dòng tiền của mình. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, cửa hàng bán lẻ trong thời gian qua phải đóng cửa, doanh thu giảm sút. Đây chính là những đối tượng rất cần vốn để có thể phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh khi đại dịch qua đi. P2P Lending sẽ là một trong những kênh vốn tiếp sức kịp thời.

Xem thêm: Đầu tư tiền vào P2P Lending – kênh sinh lời tối ưu cho những nhà đầu tư nhỏ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *