Cho vay trực tuyến hay tín dụng đen biến chất

Trong những năm trở lại đây, lĩnh vực fintech đang bùng nổ mạnh mẽ trên nền tảng cho vay trực tuyến, cho vay ngang hàng. Tuy nhiên do chưa có cơ chế giám sát nên các hình thức này đang bị hiểu nhầm thành tín dụng đen.

Vay dễ, vay nhanh miếng mồi tưởng chừng béo bở

Việc vay tiền online hiện trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần khai báo thông tin cá nhân, CMND… sẽ được duyệt vay trong 15 phút. Không cần biết người vay có khả năng trả nợ hay không. Tiền sẽ lập tức đổ về tài khoản của người vay.

Trước đây, nếu có nhu cầu vay kiểu truyền thống khoản tiền nhỏ nhưng không thể vay được từ người thân và bạn bè, vay tín dụng đen được nhiều người không có nguồn thu nhập ổn định hoặc thu nhập quá thấp chọn lựa. Hay như nhiều người có nhu cầu vay tiền rất khó tiếp cận các ngân hàng (NH) hoặc công ty tài chính, do thủ tục chứng minh tài chính rườm rà, cũng tìm đến tín dụng đen.

Nay tín dụng đen truyền thống với việc cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu xã hội đen, khiến nhiều người do dự khi tiếp cận. Vì thế, khi các app giới thiệu lãi suất chỉ 12-20%/năm, thậm chí vay lần đầu ưu đãi lãi suất 0%/năm, giải ngân trong vòng 10-20 phút, đã thu hút rất nhiều người có nhu cầu tài chính cấp bách tham gia, để rồi sau khi nhận tiền mới vỡ lẽ, lãi suất thấp nhưng các app chặt phí rất cao. 

Chẳng hạn, vay 1,5 triệu đồng thời hạn 7 ngày trên app, người vay chỉ thực nhận 900.000 đồng, 600.000 đồng còn lại được tính vào phí tư vấn, phí dịch vụ và tiền lãi trả trước. Đến hạn, người vay phải trả đủ 1,5 triệu đồng, trả chậm ngày nào phải chịu lãi phạt 2-5%/ngày. Các app vay tiền trở thành hình thức tín dụng đen mới núp bóng dưới các nền tảng công nghệ.

Một số tính toán cho thấy, lãi suất vay qua các app bao gồm các loại phí thông thường lên đến 90%/năm, với các khoản vay lớn hơn, lãi suất có thể lên đến 150-200%/năm. Dù vậy, lượng người lao vào vay tiền qua app vẫn không ngừng tăng lên. Số liệu của một số sàn cho vay trực tuyến cho thấy mỗi ngày vẫn có hàng ngàn đơn vay mới gửi về ứng dụng này.

Đòi nợ thời công nghệ số

Với khoảng 96 triệu dân, trong đó có đến 60% nằm trong độ tuổi lao động, Việt Nam được đánh giá là quốc gia giàu tiềm năng phát triển tín dụng tiêu dùng. Nhưng thống kê của NH Thế giới (WB) công bố năm 2018, khoảng 70% người dân Việt Nam khó hoặc không tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức, NH cũng chưa có hoặc gặp khó khăn trong trong việc hỗ trợ các dịch vụ tài chính vi mô.

Cung cầu vốn trên thị trường chính thức khó gặp nhau, là mảnh đất màu mỡ để tín dụng đen phát triển và càng nở rộ hơn thông qua công nghệ. Nếu 1 năm trước, gõ cụm từ “vay tiền online” chỉ tìm được vài chục app cho vay, nay gõ cụm từ này sẽ thấy hàng trăm app cho vay đang vận hành.

Tín dụng đen online nên hình thức đòi nợ của các app cũng online. Sập bẫy các app cho vay lãi suất cao, nếu người vay cố gắng trả được nợ sẽ được yên ổn. Ngược lại, không trả được nợ sẽ đối mặt với áp lực đòi nợ theo dạng khủng bố tinh thần. Các nhân viên thu hồi nợ sẽ gọi điện thoại, nhắn tin hăm dọa với những lời nói nặng nề, thô lỗ suốt ngày đêm. Nếu vẫn không trả xong nợ, nhân viên thu hồi nợ sẽ liên hệ với người thân, họ hàng, thậm chí công ty của người vay để tiếp tục “chửi đòi nợ”. Lực lượng đòi nợ này được gọi là “thánh chửi”.

Nếu các bước trên vẫn chưa thu được nợ, nhân viên thu hồi nợ sẽ đăng bài về nội dung khoản nợ kèm hình ảnh của người vay, các thông tin cá nhân như CMND/thẻ căn cước, số điện thoại, thậm chí thông tin về người thân, gia đình của người vay trên các fanpage có lượng truy cập lớn để “cả nước đều biết”. Họ còn lập ra các fanpage truy tìm khách nợ theo khu vực, đăng bài bôi nhọ danh dự người vay.

Nếu người vay trốn nợ, họ kêu gọi cộng đồng mạng trên các fanpage hỗ trợ tìm kiếm. Không hành xử kiểu xã hội đen như bắt người trái phép hay hành hung con nợ, nhưng dùng hình thức đòi nợ online, các ứng dụng cho vay đã tra tấn tinh thần không ít người sa vào bẫy vay trực tuyến thời gian qua.

Cách tiếp cận các công ty cho vay ngang hàng chính thống

Thực tế, các ứng dụng cho vay nặng lãi đã được các phương tiện truyền thông liên tục cảnh báo. Song đa số người vay tiền không quan tâm đến tính pháp lý của các app cho vay trực tuyến do thấy vay quá dễ. Nhiều app giới thiệu rõ các mức phí bên cạnh lãi suất, nhưng chỉ cần thỏa mãn nhu cầu tài chính cấp bách, họ sẵn sàng chấp nhận số tiền thấp hơn khoản vay đăng ký thực tế.

Bên cạnh đó là lỗ hổng quản lý của các cơ quan nhà nước. Cho vay trực tuyến là sự phát triển tất yếu khi fintech phát triển. Nhưng nhiều năm nay, do không được quản lý, tình trạng biến tướng ngày càng phức tạp. 

Trong khi chờ cơ chế quản lý, để tránh rủi ro cho bản thân, ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 – một startup trong lĩnh vực fintech lưu ý, người dân cần tỉnh táo để phân biệt app “làm ăn chân chính” hay App lừa đảo.

Theo đó, khi vay tiền người dân phải yêu cầu app cho vay công khai, minh bạch tổng số tiền cần phải nộp là bao nhiêu. Xem tổng chi phí có đúng như lãi suất mà họ công bố không là biết ngay cách làm ăn của những app cho vay này ra sao.

Ngoài ra, ông Long cũng nói thêm: Người dùng nên tìm tới website chính thức của đơn vị cung cấp dịch vụ, kiểm tra có phải công ty đăng ký kinh doanh đúng pháp luật Việt Nam hay không?

Xem thêm: Tín đụng đen đã có dấu hiệu giảm mạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *