Đầu tư Fintech tăng kỷ lục, doanh nghiệp đua nhau hỗ trợ startup

 Trong bối cảnh đầu tư vào công nghệ tài chính đang ngày càng “nóng”, các Fintech Việt có thêm địa chỉ hỗ trợ khởi nghiệp, đi kèm cơ hội nhận nguồn vốn từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước và từ công ty tài chính cho vay tiêu dùng hiện có thị phần lớn nhất Việt Nam.

Hãy cùng Vayonline247 tìm hiểu về kênh đầu tư Fintech tăng kỉ lục như thế nào

Đầu tư Fintech – Thị Trường mới đầy tiềm năng

Theo nghiên cứu chung của quỹ đầu tư mạo hiểm ESP Capital và Cento Ventures (Singapore), tính đến hết quí 2, đã có 56 thương vụ đầu tư mạo hiểm vào các công ty startup Việt Nam, ước đạt khoảng 246 triệu đô la, dự kiến đạt khoảng 800 triệu đô vào cuối năm nay (tương ứng với mức tăng 80%).

Đầu tư Fintech thị trường mới đầy tiềm năng

Trong số này, đầu tư vào công nghệ tài chính đang ngày càng nóng ở Việt Nam. Theo khảo sát của Đại học quốc gia, có hơn 154 công ty tài chính công nghệ (fintech) tại Việt nam và 70% trong số các công ty này đã nhận nguồn vốn từ Mỹ, Anh, pháp, Nhật. Tổng số vốn đầu tư chạm mốc 117 triệu USD vào năm 2018, mức đầu tư cao nhất từ trước đến nay.

Fintech là tên gọi chung của nhiều sản phẩm tài chính công nghệ khác nhau, chẳng hạn như Ví điện tử, thanh toán di động, cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng, ngân hàng số và thậm chí là công nghệ “thời thượng” blockchain. Dù vậy, tại Việt Nam, chỉ mới có Ví điện tử là có khung pháp lý cơ bản. Hiện các nhà đầu tư Fintech đang chờ khung pháp lý thử nghiệm dành riêng cho Fintech.

Thời điểm vàng cho Fintech

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã làm thay đổi xu hướng và thói quen của người tiêu dùng, ngành tài chính cũng không ngoại lệ và từ khóa “fintech” trở nên rất “hot” trong thời gian qua. Tại Việt Nam, khái niệm ngân hàng số vẫn còn tương đối mới mẻ và chưa được sử dụng phổ biến, đôi khi còn nhầm lẫn giữa khái niệm giữa số hóa quy trình, sản phẩm ngân hàng và một ngân hàng số đúng nghĩa.

Theo đó, điểm thuận lợi của Việt Nam là dân số đông, lực lượng lao động trẻ năng động, thế hệ trẻ Millennials và Gen Z “phóng khoáng” sẵn sàng đón nhận những trải nghiệm mới mẻ và yêu thích sự thay đổi công nghệ. Đây chính là bệ phóng thích hợp và thời điểm vàng để ngành công nghệ tài chính Fintech tiếp tục phát triển, thu hút và mở rộng tập khách hàng.

Một trong những sự thay đổi tích cực ở thị trường số hóa các dịch vụ ngân hàng chính là việc hoàn thiện những cơ sở pháp lý cần thiết để giao dịch tài chính trở nên đơn giản, thuận tiện và giảm chi phí cho tất cả các bên tham gia nhưng vẫn phải đảm bảo mức độ an toàn, bảo mật trong mọi giao dịch.

Một ví dụ điển hình là việc thử nghiệm áp dụng eKYC (định danh khách hàng điện tử) ở nhiều ngân hàng hiện nay, trong đó có Ngân hàng Bản Việt từ đầu tháng 7. Nhờ có eKYC, khách hàng có thể đăng ký trực tiếp để mở tài khoản trên ứng dụng điện thoại mà không cần phải ra chi nhánh ngân hàng để làm thủ tục như quy định trước đây.

Thời điểm dịch càng khiến cho Fintech – đầu tư ngang hàng phát triển mạnh

Nhu cầu vay tiền sử dụng trong giai đoạn này là rất lớn do dịch bệnh Covid 19 khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Việc vay và cho vay tiền qua App lại rất thuận lợi, người có nhu cầu vay tiền nhanh chóng được đáp ứng với một số thao tác đăng ký đơn giản trên máy tính như: tải app, điền thông tin cá nhân, số tài khoản nhận tiền, gửi ảnh chụp cá nhân và chứng minh nhân dân, đồng ý cho App truy cập danh bạ cá nhân.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng nhìn nhận, việc có một khuôn khổ cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ. Đặc biệt, sẽ hạn chế rủi ro xảy ra cho khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ Fintech chưa được cho phép chính thức là rất cần thiết.

Theo Ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 – một startup trong lĩnh vực fintech lưu ý, hệ thống ứng dụng sản phẩm chúng tôi công khai minh bạch hai yếu tố: Cho vay và Vay tiền. Trong các yếu tố này, vayonline247 đều công khai các khoản lãi phí, thời hạn… Trong điều khoản chúng tôi đưa ra quy định rõ ràng về phí phạt quá hạn thì được tính thế nào. Có thể thấy các phần phí lãi chúng tôi đều minh bạch, minh bạch trước khi người vay quyết định vay.

Trong khi đó, kênh đầu tư của Vayonline247 thu hút được rất nhiều nhà đầu tư. Vayonline247 cam kết giúp nhà đầu tư tối đa lợi nhuận nguồn tiền nhàn dỗi để chúng tôi kết nối được đến những người đang có nhu cầu vay tiền để giải quyết bài toán khó khăn trước mắt.

Xem thêm: Kênh đầu tư nào “HOT” nhất 2020?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *