Đầu tư P2P – một kênh đầu tư online đầy tiềm năng

Sự lớn mạnh của cuộc cách mạng 4.0 đã góp phần xóa bỏ rào cản tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như những người có nhu cầu vay vốn thông qua mô hình đầu tư P2P Lending. P2P Lending (đầu tư cho vay ngang hàng) do vậy cũng trở thành sân chơi mới cho nhiều nhà đầu tư khi các công ty hứa hẹn về một tỷ suất sinh lời khá cao.

Ưu thế của P2P Lending

Cho vay ngang hàng giúp kết nối những người đang có tiền nhàn rỗi với những người cần tiền trong ngắn hạn, thông qua một nền tảng trực tuyến. Mối quan hệ giữa người vay và người cho vay trong P2P Lending là ngang hàng. Họ có thể hoán đổi vai trò một cách linh hoạt theo từng hoàn cảnh, nhu cầu cụ thể. Mô hình P2P Lending đích thực hướng tới giảm thiểu tín dụng đen cùng một nền tảng cho vay văn minh, nhanh chóng và tiện lợi.

Nếu như các nhà đầu tư bất động sản cần có nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chứng khoán phải có kiến thức về tài chính… và đều phải phụ thuộc vào thị trường, thì mô hình P2P có sự ổn định đáng kể khi mức lãi suất là cố định, nhà đầu tư cũng không cần phải chạy theo các thông tin về biến động trên thị trường. Các nhà đầu tư có số vốn nhỏ đều có thể tham gia và đạt được hiệu quả về lợi nhuận. Thực tế thống kê của các công ty P2P trên thế giới chỉ ra hơn 80% nhà đầu tư đã được đáp ứng kỳ vọng và thậm chí là vượt mức lãi suất dự kiến.

Phương thức cho vay ngang hàng này kết nối doanh nghiệp với các nhà đầu tư và tạo nên một cộng đồng có mối liên kết lâu dài. Càng nhiều nhà đầu tư tham gia, tỷ lệ chấp thuận cho khoản vay càng cao, và người có nhu cầu vay sẽ dễ dàng tiếp cận vốn. Nền tảng công nghệ Big data sử dụng trong P2P cũng cho phép kiểm soát, chứng thực, lưu trữ và bảo mật các giao dịch tài chính hoàn toàn trực tuyến.

Lợi nhuận cao có kèm theo rủi ro?

Trong nền kinh tế chia sẻ, P2P Lending du nhập vào Việt Nam như một xu hướng của ngành công nghệ tài chính 4.0. Hình thức này đã cho thấy những thành công nhất định tại một số nền kinh tế Anh, Mỹ, Singapore,…Với một số nhà đầu tư đã tham gia lĩnh vực này,  P2P Lending dược xem là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Mặt khác, đây cũng là kênh hút vốn cho dự án của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Tại Việt Nam, gần đây, cộng đồng nhà đầu tư có xu hướng bắt đầu phân bổ khoản đầu tư cho kênh P2P Lending bên cạnh các  hình thức đầu tư truyền thống. 

Anh Nguyễn Hoàng Thái, môt chuyên gia chứng khoán cho hay, thời gian đầu khi tiếp xúc với P2P Lending, anh đã mất vài tháng cân nhắc rồi mới quyết định đầu tư. Sau hơn 3 tháng đầu tư trải nghiệm, cho rằng công ty minh bạch, lợi nhuận thu về như kỳ vọng, anh đã quyết định gắn bó với P2P Lending. 

Trái ngược, anh Bùi Long – một nhân viên văn phòng không được hưởng “trái ngọt” từ hình thức đầu tư này. Bị thu hút bởi những lời mời chào có cánh của một công ty P2P Lending, anh quyết định gom tiền đầu tư, gọi thêm vốn từ bạn bè đầu tư vào đây. Trái với kỳ vọng, anh không nhận được thông tin rõ ràng, thời hạn tất toán hợp đồng không như cam kết, công ty liên tục báo chậm trả và hoàn tiền đầu tư nhỏ giọt.

Tương tự anh Long, nhiều nhà đầu tư qua P2P Lending cùng nỗi lo tương tự khi một số công ty hoạt động theo mô hình này còn thiếu cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư.

Thực tế, Ông Tạ Thanh Long, CEO của Vayonline247 chia sẻ: trong hơn 100 công ty P2P lending như hiện nay, chúng tôi đang cố gắng nỗ lực để mang lại niềm tin lớn nhất cho nhà đầu tư và người vay. Mục đích của Vayonline247 là giúp người dân dễ dàng có thể tiếp cận được những khoản vay lãi suất thấp, minh bạch đồng thời người cho vay được thoải mái đầu tư một cách dễ dàng, tiện lợi, an toàn. Hiện,  Vayonline247 đã thu hút được hơn 30.000 người sử dụng chỉ sau 1 năm ra mắt.

Chờ đợi cơ chế Sandbox để phát triển đầu tư P2P Lending tại Việt Nam

Thực tế, sự phát triển của kinh tế và công nghệ luôn đi trước các chế tài pháp lý nên bản thân các công ty P2P Lending cần ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro bảo vệ quyền lợi cho chính nhà đầu tư. Trong khi chờ đợi NHNN đưa ra cơ chế Sandbox để quản lý P2P Lending một cách rõ ràng.

Hiện Chính phủ vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án thí điểm cho vay ngang hàng và dự kiến đưa loại hình kinh doanh này vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một khi có hành lang pháp lý, nhà đầu tư sẽ có căn cứ để tạo dừng niềm tin vào mô hình đầu tư P2P này.

Tuy nhiên, Theo ông Long, các nhà đầu tư vẫn luôn phải tỉnh táo trước những lời mời chào vô căn cứ, thông tin thiếu minh bạch để đảm bảo quyền lợi của bản thân. Việc lựa chọn kênh đầu tư không chỉ đánh giá dựa trên biên độ lợi nhuận hấp dẫn còn là hệ thống quản lý rủi ro, minh bạch, uy tín, ban lãnh đạo có năng lực, kinh nghiệm để lựa chọn và đầu tư, giúp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo quyền lợi đầu tư.

Xem thêm: Tự do tài chính và tự lựa chọn lối sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *