Doanh nghiệp huy động vốn thành công trên nền tảng đầu tư ngang hàng

Năm 2020 là một năm biến động kinh tế rất lớn do sự tác động của đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp rất khó khăn trong việc huy động tiền để bảo toàn nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Đứng trước thách thức về tài chính, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tìm đến giải pháp huy động vốn P2P Lending – đầu tư cho vay ngang hàng.

Kênh huy động vốn tối ưu cho doanh nghiệp

“Doanh nghiệp của tôi lên sàn P2P Lending có khi chỉ mất chưa đầy 1 tiếng là huy động được số vốn mong muốn. Và nhiều nhà đầu tư không phải ai xa lạ mà chính là cán bộ nhân viên của mình”, bà Đỗ Minh Hà, Giám đốc một công ty nói về cách doanh nghiệp giải bài toán về vốn lưu động trong thời Covid.

Theo TS.Nguyễn Trí Hiếu, nếu nguồn vốn dài hạn được coi là “huyết mạch” đối với doanh nghiệp, thì vốn lưu động chính là bài toán cấp thiết để duy trì hoạt động kinh doanh và đây có thể xem là một trong rất nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời hậu Covid.

“Khi vốn hàng hóa chưa kịp thu hồi, đối tác hoàn trả chậm… doanh nghiệp lại phải thanh toán cho nhà cung cấp nguyên vật liệu, trả lương cho nhân viên, tiền thuê mặt bằng… Hai nguồn tiền đầu vào và đầu ra không song hành cùng nhau, khiến không ít doanh nghiệp phải lúng túng”, TS.Hiếu cho hay.

Theo bà Hà, nếu không lập tức bổ sung nguồn vốn lưu động, các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngưng trệ, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ sản xuất cũng như uy tín của doanh nghiệp, thậm chí là mất đi cơ hội kinh doanh.

Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn vay tại ngân hàng vốn luôn là “cánh cửa hẹp” đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi đặc thù thiếu tài sản đảm bảo và các thủ tục thẩm định.

Giải pháp từ các mô hình huy động vốn thử nghiệm

Đứng trước thách thức về tài chính, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tìm đến giải pháp huy động vốn P2P Lending (cho vay ngang hàng) – mô hình huy động vốn kết nối cộng đồng nhà đầu tư trên nền tảng công nghệ 4.0.

P2P Lending có khả năng hỗ trợ thẩm định,  phê duyệt hồ sơ nhanh chóng,  đáp ứng vốn lên đến 1 tỷ đồng, thời hạn linh hoạt từ 10 – 90 ngày, đảm bảo nguồn vốn lưu động kịp thời cho doanh nghiệp.

Bà Hà nhận xét, các thủ tục qua P2P Lending nhanh gọn. Doanh nghiệp chỉ cần xác nhận khoản vay qua mail và điện thoại và nếu qua được thẩm định thì dù ở bất kỳ đâu, P2P Lending đều có thể chấp nhận khoản vay này.

“Doanh nghiệp mới lên sàn huy động thì có thể mất đến 2 ngày. Nhưng khi đã trở thành khách hàng thường xuyên thì chỉ trong vòng 1 ngày, doanh nghiệp đã có thể nhận được vốn vay”, bà Minh nói.

Lãi suất mà doanh nghiệp đang huy động qua một kênh P2P trung bình thường là 18-20%%/năm. Mặc dù có chênh so với lãi suất ngân hàng nhưng thời hạn vay vốn lưu động chỉ trong một vài tháng nên khoản lãi chênh lệch này không đáng kể.

“Quan trọng hơn, với doanh nghiệp, thời gian là vàng bởi đôi khi chỉ cần chậm 1 ngày so với hợp đồng thì tiền phạt đã lên tới hàng trăm triệu hoặc hơn”, Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng tại Hà Nội nhận định.

Quản trị rủi ro

Tuy nhiên, huy động vốn qua mô hình P2P Lending cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi về hệ thống quản trị rủi ro. Cách thức kiểm soát các doanh nghiệp lên sàn như thế nào để giảm thiểu rủi ro tối đa cho nhà đầu tư, đồng thời cũng đảm bảo tính bền vững cho một kênh huy động vốn mới?.

Chia sẻ khi vay vốn tại VO247 – một công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư  P2P Lending, bà Hà nhận định dù thủ tục đơn giản nhưng “hoàn toàn không dễ để vay vốn trên hệ thống của doanh nghiệp P2P Lending này”. Công ty bà Hà phải trải qua quy trình thẩm  định chặt chẽ và chỉ khi được xác nhận “sức khỏe tài chính” thì doanh nghiệp mới đủ điều kiện vay vốn.

“Chỉ cần một tiêu chí không đáp ứng, đặc biệt là có tiền sử về nợ xấu thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị loại khỏi hệ thống. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có những giải trình cụ thể về mục tiêu huy động vốn vay. Ví dụ, tôi muốn huy động 1 tỷ đồng, tôi cần chứng minh 1 tỷ đồng này nhằm giải ngân cho dự án nào, hợp đồng ký kết đến đâu…”, bà Hà nói.

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của VO247 – công ty đầu tư cho vay ngang hàng chia sẻ: Lãi suất chính là mối quan tâm hàng đầu khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lãi suất vay tiền sẽ không giống nhau. Bởi điều này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như mức vay, mục đích, thời hạn vay ngắn dài… 

Chính vì thế bạn cần phải cân nhắc cân nhắc tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ cho vay có mức lãi suất phù hợp. Để chọn được gói vay lãi suất thấp, bạn nên tham khảo nhiều nơi và so sánh mức lãi. Từ đó suy xét kỹ nhu cầu và khả năng trả nợ của mình trước khi đăng ký vay.

Ở Việt Nam, lâu nay dịch vụ cầm đồ vẫn được xem là dịch vụ khá nhạy cảm vì phát sinh nhiều vấn đề về an ninh trật tự, với nhiều cửa hàng cầm đồ nhỏ lẻ vẫn chưa được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên xét về bản chất, đây là dịch vụ tài chính đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng muốn vay tiền trong thời gian ngắn với các khoản tiền nhỏ hoặc các khách hàng chưa đáp ứng điều kiện vay từ các tổ chức tín dụng. Điểm lợi thế của dịch vụ cầm đồ là thủ tục đơn giản, nhanh gọn và trả nợ linh hoạt.

Ông Tạ Thanh Long nói thêm: “Dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp, công ty phải lao đao vì vấn đề tài chính, là người đứng đầu của một doanh nghiệp tôi hiểu được những khó khăn, vất vả đó. Chính vì vậy, VO247 đã quyết định đưa ra gói vay 1 tỷ đồng để mong rằng các doanh nghiệp và đại lý có thể vững vàng vượt qua, tiếp tục lao động và sản xuất một cách hiệu quả.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *