Fintech lớn mạnh và những phản ứng của giới ngân hàng

Fintech ngày càng phát triển lớn mạnh và theo hướng tích cực nhờ vào tốc độ phát triển của công nghệ 4.0. Điều này đang làm đau đầu giới ngân hàng truyền thống. Nó đòi hỏi các ngân hàng cần phải có những chiến lược mới để không bị mất thị phần.

Hãy cùng vayonline247 tìm hiểu rõ về thị trường Fintech lớn mạnh

Các công ty Fintech đang có lợi thế về những khoản vay nhỏ và tốc độ giải ngân cực nhanh

Trong thời đại 4.0, tốc độ giải ngân ngày càng chậm chạp đã đặt các ngân hàng vào vị trí dễ bị tổn thương khi làn sóng fintech lớn mạnh bùng nổ. Mối nguy cơ giờ đây tập trung vào những ngân hàng bán lẻ lỗi thời và bảo thủ. Do đó, để tồn tại, những ngân hàng truyền thống sẽ cần phải thực hiện chuyển đổi công nghệ một cách nghiêm túc và xác định những chiến lược cạnh tranh trực tuyến thành công.

Những công ty fintech mới tham gia vào lĩnh vực điện tử đã nhận ra tiềm năng chưa được khai thác này và kết quả là thị trường cho vay trực tuyến từ các công ty khởi nghiệp fintech bùng nổ. 

P2P Lending – cho vay trực tuyến giúp đẩy mạnh lưu thông dòng tiền

Theo nghiên cứu từ World Bank, tính đến cuối năm 2017 có tới 50% dân số Việt Nam chưa được tiếp cận với ngân hàng. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có 30% cho rằng việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng là trở ngại lớn nhất khi mở rộng kinh doanh.

P2P Lending – cho vay trực tuyến giúp đẩy mạnh lưu thông dòng tiền

Nguyên nhân là với hình thức cho vay truyền thống, các ngân hàng sẽ phải đầu tư rất lớn cho việc thiết lập phòng giao dịch, bổ sung đội ngũ nhân sự khiến chi phí tăng cao, người vay vốn cần hoàn thiện nhiều quy trình phức tạp mới có thể vay.

Vì vậy, doanh nghiệp SMEs, hộ kinh doanh có thể phải tìm đến phương thức huy động vốn ngoài ngân hàng. Chính điều này đã tạo thành một mảnh đất tiềm năng đang có lực cầu vay vốn mạnh mẽ dành cho các nhà đầu tư.

Điểm mạnh của P2P Lengding sẽ giúp đơn giản hóa mọi thứ. Linh hoạt trong các khâu trung gian và giảm thiểu chi phí, người vay tiết kiệm thời gian và được hưởng mức lãi suất hợp lý, trong khi nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận 15 – 20%/năm.

Nếu như các nhà đầu tư bất động sản cần có nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chứng khoán phải có kiến thức về tài chính… và đều phải phụ thuộc vào thị trường, thì mô hình đầu tư P2P có sự ổn định đáng kể khi mức lãi suất là cố định, nhà đầu tư cũng không cần phải chạy theo các thông tin về biến động trên thị trường. Các nhà đầu tư có số vốn nhỏ đều có thể tham gia và đạt được hiệu quả về lợi nhuận. Thực tế thống kê của các công ty P2P trên thế giới chỉ ra hơn 80% nhà đầu tư đã được đáp ứng kỳ vọng và thậm chí là vượt mức lãi suất dự kiến.

Phương thức cho vay ngang hàng này kết nối doanh nghiệp với các nhà đầu tư và tạo nên một cộng đồng có mối liên kết lâu dài. Càng nhiều nhà đầu tư tham gia, tỷ lệ chấp thuận cho khoản vay càng cao, và người có nhu cầu vay sẽ dễ dàng tiếp cận vốn. Nền tảng công nghệ Big data sử dụng trong P2P cũng cho phép kiểm soát, chứng thực, lưu trữ và bảo mật các giao dịch tài chính hoàn toàn trực tuyến.

Liệu các ngân hàng có thể cạnh tranh với công ty Fintech lớn mạnh

Lợi thế của các ngân hàng truyền thống trong phục vụ thị trường cho vay là không thể chối cãi. Các nguồn tiền đáng tin cậy và chi phí thấp này đến từ chính phủ hoặc những người gửi tiền tiết kiệm trong khi nhóm đơn vị cho vay trực tuyến phải đối mặt với chi phí vốn có thể cao hơn 10% đến từ các nhà đầu tư tổ chức có khả năng hay thay đổi như các quỹ đầu cơ. 

Các ngân hàng cũng có cơ sở khách hàng đầy đủ thông tin và quyền truy cập dữ liệu độc quyền về người gửi tiền đã có mối quan hệ trước đó. Tương tự, các tổ chức cho vay trực tuyến có mức độ nhận diện thương hiệu hạn chế hơn và việc thu hút khách hàng khá tốn kém và cạnh tranh.

Nhưng khả năng tận dụng những điểm mạnh sẵn có của các ngân hàng lớn để xây dựng lợi thế cạnh tranh đang bị bỏ qua. Cùng thời điểm, nhóm công ty cho vay trực tuyến đang nỗ lực giản lược quá trình đăng kí khoản vay để trở nên thân thiện hơn với phần đông khách hàng. 

Dù một số ngân hàng lớn tại Việt Nam đã có những bước cải tiến lớn trên ứng dụng di động, họ thực sự chưa thể cạnh tranh về trải nghiệm điện tử với các ứng dụng cho vay đang tràn lan trên mạng.

Thời gian phê duyệt được cắt giảm xuống còn vài giờ hoặc thậm chí vài phút được các thuật toán xử lí trên cơ sở dữ liệu về điểm tín dụng cá nhân, tài khoản tiền gửi thanh toán… Hơn nữa, trong những trường hợp người vay muốn sử dụng dịch vụ hay so sánh các lựa chọn, nhiều trang web môi giới tín dụng trực tuyến đang cung cấp thông tin vô cùng chi tiết. 

Ngược lại, các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng địa phương và các ngân hàng nhỏ hơn, thường dựa vào các qui trình bảo lãnh phát hành thủ công, tốn nhiều giấy tờ, kéo dài thời gian phê duyệt khoản vay và hầu như bỏ ngỏ thị trường cho vay khoản tiền thấp.

Xây dựng niềm tin từ những công ty P2P Lending chân chính

Một nhược điểm lớn của các công ty fintech cho vay trực tuyến tại Việt Nam hiện nay là mức độ tin tưởng, cách xử lí thông tin khách hàng và cách thức thu hồi nợ. Không ít các đơn vị phải chịu trách nhiệm về hoạt động mập mờ và cách tính lãi suất cao ngất ngưởng của các nhà cung cấp và đối tác. 

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 chia sẻ: việc xây dựng hệ thống nhân sự trình độ cao, áp dụng công nghệ số quản lý rủi ro, đảm bảo hiệu quả, an toàn tối đa cho nhà đầu tư. Do đó chỉ cần số vốn nhỏ từ 10 triệu đồng và kỳ hạn ngắn 10 – 90 ngày, nhà đầu tư có thể hưởng lãi suất từ 15 – 20%/năm mà không mất chi phí đầu tư.

Ngoài ra đối tượng vay vốn của vayonline247 là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ lệ rủi ro thấp và là những đơn vị được cấp phép, có giấy tờ pháp chứng rõ ràng. Hay những cá nhân có nhu cầu vay gấp để giải quyết khó khăn thì cần thế chấp tài sản. Vayonline247 cam kết thực hiện nghiêm khắc chính sách sàng lọc, thẩm định, kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời, họ cũng thay mặt nhà đầu tư nhắc lịch, thu hồi vốn gốc và lợi tức đúng kỳ hạn.

Các nhà đầu tư không chỉ yên tâm về lợi nhuận ổn định, mà còn giảm thiểu rủi ro khi có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách đầu tư vào nhiều doanh nghiệp/hộ kinh doanh khác nhau.

Kiên trì theo đuổi mô hình P2P đích thực, vayonline247 đang tạo nên một kênh đầu tư đầy hấp dẫn, các giao dịch được thực hiện minh bạch và đem lại lợi ích cho cả phía người cho vay và đi vay.

Các ông lớn bank đang ở đâu?

Hiện, nhiều ngân hàng thích thỏa thuận “nối dài tay” cho phép họ mua lại các khoản vay bắt từ nền tảng của những công ty fintech. Nhờ đó, ngân hàng vừa tăng khả năng tiếp xúc với các khoản vay với khách hàng nhỏ vừa có thể chọn các khoản tín dụng phù hợp trong khi giải ngân vốn cho các công ty fintech trực tuyến. 

Loại hình quan hệ đối tác này đang được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới như JPMorgan Chase, Bank of America và SunTrust ưa chuộng. Họ trở thành đối tác hàng đầu và trọng yếu của giới fintech mới nổi.

Kịch bản quen thuộc trên thương trường trước đây là những công ty mới nổi tích lũy kinh nghiệm, tận dụng công nghệ và đánh bại những ông lớn kiêu ngạo, không chịu thay đổi. Đây là điều không thể tránh khỏi trong kỉ nguyên 4.0. 

Nhưng trong thế giới thực, đôi khi những tay chơi mới thắng và những lần khác thì những ông lớn thắng hoặc giải pháp đúng đắn cuối cùng là sự kết hợp của cả hai. Thị trường vay vừa và nhỏ có thể vẫn là một mảng kinh doanh lớn đối với các ngân hàng nhưng đòi hỏi chiến thuật và cải cách khôn ngoan để giành chiến thắng. 

Các ngân hàng cần tập trung vào lợi thế cạnh tranh riêng biệt và tìm cách hợp tác hoặc học hỏi từ những công ty mới nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Xem thêm: Phát triển doanh nghiệp Fintech trở thành xu hướng mới trong thời 4.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *