Hạn mức tiền mặt cho vay tiêu dùng bao nhiêu là hợp lý

Thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn mới phát triển nên việc đặt ra quy định quản lý, kiểm soát rủi ro là việc cấp bách. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp Fintech chân chính có chỗ đứng trên thị trường, đồng thời loại bỏ được tín dụng đen.

Do vậy, đưa ra hạn mức tiền mặt cho vay tiêu dùng là điều cần thiết. Hãy cùng vayonline247 tìm hiểu rõ việc này nhé.

NHNN quy định mức trần 30% hạn mức cho vay tiền mặt và chỉ áp dụng đối với khách hàng cũ

Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 43 của NHNN cũng gây tranh cãi với quy định mức trần 30% cho vay tiền mặt trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng, đồng thời yêu cầu các công ty tài chính chỉ cho vay tiền mặt đối với các khách hàng cũ có lịch sử trả nợ tốt của chính công ty đó. Cơ quan soạn thảo lý giải do việc cho vay tiền mặt trực tiếp đối với khách hàng có rủi ro cao, khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay, vì vậy đã đặt ra quy định này nhằm đảm bảo cho vay tiêu dùng phát triển bền vững, lành mạnh, hiệu quả.

NHNN áp dụng mức trần hạn mức cho vay tiền mặt đối với các công ty tài chính

Thực tế cũng cho thấy, các sản phẩm cho vay tiêu dùng rất đa dạng, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng như: đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, sửa chữa nhà cửa, trang trải các chi phí cho sinh hoạt gia đình hoặc các dịp lễ, tết, kỷ niệm… Đây là những khoản các công ty tài chính giải ngân trực tiếp của khách hàng để chủ động thanh toán các khoản tiêu dùng theo kế hoạch của cá nhân và gia đình cho phù hợp và kịp thời.

Bởi vậy việc áp trần mức 30% và chỉ dành cho khách hàng cũ có lịch sử trả nợ tốt là điều rất khó. Các công ty tài chính mới là bên trực tiếp hứng chịu rủi ro nếu khách hàng không có khả năng trả nợ. Ví dụ khách hàng cần vay một số tiền để thanh toán viện phí nhưng do tổ chức tín dụng, công ty tài chính bị khống chế mức trần 30% nên không thể giải ngân được tiền mặt thì có thể sẽ gián tiếp đẩy họ phải đi vay “tín dụng đen” để phục vụ cho nhu cầu nóng. Chính vì thế, việc giới hạn giải ngân về tiền mặt sẽ không thể hỗ trợ giải quyết “tín dụng đen” như chúng ta đang kỳ vọng”.

Việc quản lý giám sát là điều cần thiết, nhưng cần xem xét mức hạn mức tiền mặt ở mức hợp lý.

Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng: Việc đặt ra trần hạn mức giải ngân tiền mặt cần phải được đưa ra dựa trên khảo sát, tính toán cụ thể và đánh giá thực trạng của các công ty tài chính chứ không thể là một con số cảm tính. Hạn mức này không nhất thiết là 30% mà có thể cao hơn hoặc phù hợp hơn.

Cũng theo Tiến sĩ Lực, nếu có thể đưa ra một con số phù hợp thì quy định hạn mức cho vay tiền mặt sẽ đạt được cả 2 mục tiêu là vừa quản lý rủi ro, đồng thời đảm bảo khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, đặc biệt là tín dụng nhỏ, một cách hiệu quả và triệt để.

Giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn vay đối với những khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Nhưng hệ lụy của việc giới hạn giải ngân về tiền mặt với các công ty tài chính cũng nhìn thấy rất rõ đó là giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn vay hợp pháp của một số lượng lớn người tiêu dùng chân chính, đặc biệt là khách hàng ở các cùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đây chính là những đối tượng khách hàng vốn đã “e ngại” tiếp cận những dịch vụ tài chính chính thống bởi sự phức tạp của thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn… trong khi nhu cầu về vốn là rất lớn. Vô hình chung lại đẩy đối tượng khách hàng này tìm đến tiếp cận nguồn vốn phi chính thức hay còn gọi là “tín dụng đen”.

Về quy định việc chỉ cho khách hàng cũ (tức là khách hàng đã có hoặc đang có khoản vay trả góp mua sản phẩm tại công ty tài chính và lịch sử trả nợ tốt) mới được cho vay tiền mặt, ông Lực cho rằng về lâu dài, việc làm này nên để các công ty tài chính tự quyết định.

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 – một công ty tài chính đi đầu trong lĩnh vực cho vay ngang hàng cho rằng: Thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn mới phát triển nên việc đặt ra quy định quản lý, kiểm soát rủi ro, giúp lành mạnh hóa là cần thiết. Tuy nhiên, việc kiểm soát bằng mệnh lệnh hành chính chỉ nên thực hiện trong ngắn hạn. Còn về lâu dài, khi thị trường phát triển ở mức độ cao hơn, minh bạch hơn, số hóa thông tin tốt hơn,…. thì nên trao quyền quyết định lại cho thị trường.”

Ông Long nói thêm, việc có những cơ chế để giám sát là việc rất cần thiết cho các công ty cho vay ngang hàng chính thống, minh bạch có cơ sở để hoạt động. Ngoài ra, điều này cũng giúp loại bỏ tín dụng đen ra khỏi thị trường.

Xem thêm: Mở đường cho vay tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *