Lãi suất giảm, mạnh dạn chuyển hướng đầu tư

Với mức lương 10-15 triệu sống ở thành phố nuôi 2 con ăn học thật không dễ dàng với các gia đình trẻ. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng số tiền nhỏ và lựa chọn kênh đầu tư phù hợp bạn có thể kiếm được khoản thu nhập thụ động không hề nhỏ.

Hãy cùng VO247 tìm hiểu về một số kênh đầu tư HOT hiện nay.

Đầu tư vào chứng khoán

“Chỉ với mục tiêu kiếm thêm tiền đóng học cho con, nhưng tôi không ngờ chỉ sau 3 tháng tiếp cận thị trường với số vốn nhỏ tôi đã gặt hái được thành công khá hài lòng. Tôi đầu tư lướt sóng chứng khoán kiểu “nhỏ giọt”, thận trọng ra – vào từng mã, cứ có lãi chút xíu hơn lãi kiết kiệm là tôi bán. Nhờ đó mà tôi có đủ tiền đóng học cho 2 con hàng tháng, thêm vào đó mọi chi tiêu sinh hoạt trong gia đình rơi vào khoảng 20 triệu đồng/ tháng cũng được chi trả từ lợi nhuận đầu tư, chị Thu Hương (35 tuổi ngụ tại Q. Long Biên, Tp Hà Nội) – Chuyên viên truyền thông chia sẻ.

Không giấu giếm “bí kíp vàng” chị Thu Hương nhiệt tình chia sẻ câu chuyện đầu tư của mình, chị kể: “Vào khoảng thời gian 6 tháng trước, khi thu nhập ở công ty của tôi bị giảm sút do dịch bệnh Covid 19, tôi cũng “rón rén” theo chân mọi người học chơi “chứng”. Lúc đó, khoản vốn của tôi bỏ ra đầu tư chưa đầy 40 triệu đồng. Sau hơn 6 tháng, gộp cả tiền lãi và gốc, tôi lãi được hơn 100 triệu đồng.

Ban đầu, tôi chơi chứng khoán trên game đầu tư ảo trên app, hàng ngày theo dõi giao dịch trực tuyến, tôi nghe ngóng đặt lệnh mua – bán mã này, mã kia. Từ tài khoản có sẵn 500 triệu đồng tiền ảo, sau hơn 3 tháng, gộp cả tiền lãi và gốc, tôi lãi được hơn 650 triệu đồng.

Đầu tư vào P2P Lending

P2P Lending (cho vay ngang hàng) đang trở thành điểm đến cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là giới văn phòng trong bối cảnh lãi tiền gửi ngân hàng giảm mạnh.

P2P Lending (cho vay ngang hàng) là mô hình kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ số kết nối trực tiếp giữa người vay với người cho vay (nhà đầu tư). Mô hình này đang trở thành điểm đến cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là giới văn phòng trong bối cảnh lãi tiền gửi ngân hàng giảm mạnh. Tuy nhiên, đầu tư như thế nào để đáp ứng 3 mục tiêu chính là lợi nhuận, an toàn vốn và đảm bảo thanh khoản trên mô hình mới này là câu chuyện được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Xem xét về lãi suất

Theo ông Kiều Xuân Chiến, một nhà đầu tư chuyên nghiệp tại Hà Nội, điểm cộng của P2P Lending là tỷ lệ sinh lời khá cao. Trong khi mức lãi suất huy động tiền gửi hiện nay tại các ngân hàng đang giảm mạnh, chỉ dao động từ 3-7% tùy theo kỳ hạn, lãi suất đầu tư qua P2P Lending thường cao hơn nhiều.

Lưu ý, nhà đầu tư nên quan tâm đến các sàn P2P có mức lãi suất trung bình từ 14-18%/năm – đây là lãi suất huy động hợp lý theo pháp luật và đảm bảo vận hành ổn định cho doanh nghiệp P2P hợp pháp.

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu, mỗi kênh đầu tư sẽ có ưu nhược điểm khác nhau về nhu cầu vốn. Một số kênh đầu tư muốn gia nhập đòi hỏi số vốn từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng, và nên nắm giữ trong dài hạn. Nếu nhà đầu tư chỉ có số vốn nhỏ và muốn rút vốn bất cứ khi nào thì các kênh tiền gửi ngân hàng hay P2P Lending đều có nhiều điểm cộng tương đồng.

Xét về tính thanh khoản

“Xét về tính thanh khoản, P2P Lending linh hoạt hơn rất nhiều so với việc đầu tư vào một số kênh truyền thống. Chẳng hạn, bất động sản không thể thanh khoản trong vòng 10-20 ngày. Nhưng với kênh huy động P2P Lending, khi có khoản tiền chưa dùng ngay, mà doanh nghiệp huy động vốn cần trên sàn, nhà đầu tư có thể cho vay chỉ trong vòng 10-30 ngày là có thể rút ra cả gốc lẫn lãi,” ông Chiến cho biết.

Còn theo một nhà đầu tư khác, bà Nguyễn Thị Phương Hoa, số vốn yêu cầu ban đầu của P2P có thể chỉ từ vài triệu đồng và do vậy, hình thức đầu tư này đang trở thành lựa chọn được quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, đặc biệt là giới nhân viên văn phòng muốn đa dạng hóa các hình thức tiền gửi ngoài ngân hàng.

Xem thêm: Cách tiết kiệm tối ưu từ các khoản thu nhập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *