Mô hình gọi vốn P2P ở Việt Nam phát triển như thế nào

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, Việt Nam đang có gần 100 Công ty Fintech nhưng chỉ khoảng 24 trong đó được NHNN cấp phép và hoạt động minh bạch, có quy mô. Hãy cùng vayonline247 tìm hiểu về hình thức gọi vốn P2P đang phát triển ở Việt Nam như thế nào

Cho vay ngang hàng – P2P lending gọi vốn như thế nào

Hình thức cho vay P2P được xây dựng theo mô hình giao dịch vay nợ tài chính. Trong đó các bên vay và cho vay trực tiếp giao dịch với nhau dưới hình thức cho vay cá nhân không đảm bảo, không có sự tham gia của định chế tài chính có chức năng cho vay. Các thông tin và nhu cầu vay vốn/cho vay của người dùng đồng thời được thông báo tới các bên liên quan qua nền tảng gọi vốn.

Nền tảng P2P hoạt động dựa vào nguyên tắc “tài trợ toàn phần”, tức là đề nghị vay vốn sẽ chỉ được tài trợ sau khi đề nghị này nhận đủ số lượng lời mời tài trợ với tổng giá trị cho vay.

Mô hình đầu tư gọi vốn vào P2P

Ngoài ra, để thực hiện giao dịch vay nợ, bên cho vay sẽ mua tín phiếu được phát hành bởi nền tảng P2P. Tiếp đó, các nền tảng P2P sẽ cho vay tới người tiêu dùng thông qua một hệ thống thanh toán trung gian. Vì vậy, các nền tảng P2P cũng có trách nhiệm thu thập các khoản tiền tài trợ dự án của các cá nhân, tổ chức đầu tư, thực hiện cho vay khi đã thu thập đủ lượng tiền tài trợ cần thiết, thu tiền gốc và lãi từ các cá nhân, dự án đi vay và hoàn trả tiền lại cho bên chủ nợ.

Trong một số mô hình P2P, số tiền tạm ứng để cho vay được chuyển đến tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Khi đã thu hút đủ số tiền cần thiết, số tiền cho vay này sẽ được chuyển từ tài khoản phong tỏa sang tài khoản của bên đi vay.

Tại Trung Quốc, hoạt động P2P lending mang tính chất tự phát trong khoảng thời gian từ 2007 – 2015. Sau khi quy định quản lý hoạt động P2P lending được Ủy ban Giám sát ngân hàng Trung ương Trung Quốc ban hành vào cuối năm 2015, các công ty điều hành nền tảng cho vay P2P chỉ đóng vai trò trung gian giữa người vay và người cho vay, không được phép sử dụng các nền tảng để cho vay tiền của chính mình hoặc huy động vốn vì mục đích cá nhân, các quy định điều chỉnh hành vi của các công ty tổ chức nền tảng P2P được thắt chặt để giảm thiểu rủi ro tài chính của người cho vay.

Tại Mỹ, P2P lending được phân loại là hoạt động phát hành chứng khoán nợ, được đặt dưới sự giám sát của cả hệ thống quy định Liên Bang và quy định trong từng bang. Do vậy, các nền tảng P2P lending vận hành trên toàn nước Mỹ sẽ chịu tác động của nhiều loại đạo luật khác nhau. Thị trường Mỹ sử dụng 2 mô hình P2P chính gồm: (i) Mô hình 1: Nền tảng P2P liên kết với ngân hàng cấp vốn để phát hành khoản vay cho bên đi vay. Sau đó, nền tảng P2P sẽ mua lại khoản vay này (quá trình chứng khoán hóa) và bán cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính như một loại chứng khoán nợ hoặc (ii) Mô hình 2: Nền tảng P2P tự phát hành khoản vay…

Mô hình gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam giai đoạn hiện nay

Về yếu tố văn hóa: Nhìn chung, một hệ sinh thái có tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, sẵn sàng chịu rủi ro, sẵn sàng hợp tác và chia sẻ là những yếu tố cần thiết để thúc đẩy hoạt động GVCĐ phát triển. Tại Việt Nam, phong trào khởi nghiệp mới bắt đầu được xây dựng trong vài năm trở lại đây, niềm tin vào khởi nghiệp và thái độ sẵn sàng chịu rủi ro còn chưa rõ nét trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có rào cản trong văn hóa về thái độ tin cậy với những ý tưởng mới lạ.

Điều kiện công nghệ: Việt Nam có tỷ lệ tiếp cận internet cao, với hơn 64 triệu người dùng internet, chiếm gần 66% quy mô dân số (ITU, 2019b). Mức độ phủ sóng và sử dụng di động cao, với 143,3 triệu thuê bao di động, chiếm 148% quy mô dân số (ITU, 2019b). Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam cũng rất lớn, tập trung vào các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram… Đây là điều kiện thuận lợi giúp nhóm dân số trẻ dễ dàng tiếp cận với các ý tưởng, mô hình kinh doanh, mô hình huy động vốn mới.

Hơn nữa, tiềm năng nhân lực về công nghệ thông tin tại Việt Nam là rất lớn, với lợi thế nhân lực chất lượng cao và chi phí nhân công thấp. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Việt Nam là nguy cơ về an ninh mạng và bảo mật thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, hệ thống thanh toán điện tử cũng chưa trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại Việt Nam.

Định hướng phát triển của thị trường P2P lending

Trong khi chờ xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp với quy định pháp luật liên quan. Các quy định cụ thể về tổ chức cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư và giới hạn số tiền đầu tư để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trong giai đoạn đầu thử nghiệm mô hình GVCĐ. Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ, cần quy định cụ thể về điều kiện cấp phép hoạt động, giám sát duy trì điều kiện hoạt động, giám sát tuân thủ quy định về hoạt động, quy định về điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính để tổ chức, thành lập và hoạt động sàn giao dịch trực tuyến.

Để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư khi tham gia vào nền tảng gọi vốn P2P, cơ quan quản lý cần thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với việc duy trì các điều kiện được cấp phép hoạt động của sàn giao dịch trực tuyến, tuân thủ quy định về gọi vốn của tổ chức phát hành/người đi vay và nhà đầu tư, việc cung cấp thông tin đến các nhà đầu tư để đảm bảo thông tin phải rõ ràng, minh bạch và không có sai sót; nhà đầu tư phải được tiếp cận đầy đủ các thông tin của dự án để xác định các rủi ro khi đầu tư và hiểu rõ dự án mà họ sẽ đầu tư; áp dụng đầy đủ các quy định về phòng chống rửa tiền…

Hơn nữa, khi dịch COVID-19 diễn ra, nền kinh tế đi xuống, nhiều người gặp khó khăn về tài chính hoặc giảm các cơ hội đầu tư, đã mạnh dạn tìm đến với kênh P2P Lending. Theo khảo sát riêng của Vayonline247, lượng người tham gia đăng ký vay và đầu tư trên nền tảng P2P đều tăng. 

Điểm hấp dẫn của mô hình P2P là mối quan hệ win-win giữa bên đi vay và cho vay: Hình thức P2P Lending cung cấp một kênh vốn mới, đáp ứng nhu cầu thị trường vốn. Với P2P Lending, những người có nhu cầu vay được tiếp cận với nguồn vốn nhanh chóng, hiệu quả, thay vì những thủ tục phức tạp ở ngân hàng; còn những người có vốn lại dễ dàng kiếm được những nguồn lợi tức hấp dẫn từ nguồn tiền nhàn rỗi của mình.

P2P mang lại thu nhập thụ động cho nhà đầu tư, bởi thay vì phải mất nhiều công sức, thời gian để nghiên cứu, tính toán bằng các cách thức đầu tư như chứng khoán hay bất động sản, thì đầu tư với P2P Lending đơn giản hơn nhiều. Từ những khoản tiền nhàn rỗi, nhà đầu tư chỉ cần lựa chọn các cơ hội đầu tư từ những danh mục có sẵn, và sàn P2P Lending sẽ chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật thông tin, thông báo tình hình các khoản đầu tư một cách thường xuyên. Nhà đầu tư hay người vay có thể tham gia P2P Lending mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt khoảng cách địa lý, vùng miền…

Xem thêm: Đầu tư tiền vào P2P lending liệu có dính bẫy tín dụng đen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *