Mua bán online lên ngôi

Họp online, học online, mua bán online, thanh toán dịch vụ online… tất cả thói quen và giao dịch hằng ngày đều thay đổi nhanh chóng trong đại dịch Covid-19 và tiếp tục trở thành xu hướng tất yếu tại Việt Nam. Đây cũng là quá trình đẩy nhanh bước tiến đến cuộc sống số hoá với thanh toán trực tuyến.

Mua bán online thúc đẩy thanh toán trực tuyến phát triển mạnh hơn

Ít nhất mỗi tuần 1 lần, 2 chị em Cẩm (sinh viên tại TP.HCM) đều đặt mua trà sữa qua một app (ứng dụng) trên điện thoại di động. Thói quen này đã có từ đầu tháng 3 khi dịch Covid-19 diễn ra khiến chị em Cẩm không thể đến quán trà sữa quen thuộc. Sau này khi TP.HCM đã trở lại hoạt động bình thường, chị em Cẩm vẫn tiếp tục đặt hàng qua app vì được giảm từ 20 – 25% so với giá ly nước uống ngay tại quán.

“Ly trà sữa đường đen trân châu ở quán ghi giá 40.000 đồng, nhưng nếu mua qua app chỉ còn 25.000 – 27.000 đồng tùy thời điểm. Nếu tính thêm phí ship thì cũng chỉ lên 30.000 đồng/ly, rẻ hơn so với ra quán nên tội gì mà không mua online? Nhiều đồ ăn khác cũng hay có khuyến mãi như vậy nên thích lắm ạ, em toàn mua qua app”, Cẩm chia sẻ.

Tương tự, dù làm ở một tòa nhà văn phòng ngay trung tâm TP.HCM, nhưng hằng tuần tối thiểu có 2 – 3 buổi chị An và một số đồng nghiệp đều đặt mua đồ ăn trưa qua các ứng dụng. Từ bún, mì quảng, gỏi cuốn, cơm tấm đến miến, mì xào, món ăn Nhật, Hàn… chỉ cần vài thao tác trên điện thoại và trong khoảng 30 phút là giao ngay. Việc đặt món ăn khiến An và các đồng nghiệp không phải chạy xe ngoài đường với cái nắng gay gắt ban trưa hay bị tạt mưa vào những ngày giông gió.

Mua bán online lên ngôi

Không chỉ đồ ăn, thức uống, giai đoạn dịch mà hầu như toàn bộ đồ tiêu dùng đều được đặt qua mạng. Trong mùa dịch, hầu hết các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo… đều có lượng đơn hàng tăng mạnh. Hình ảnh hàng chục anh chàng shipper mặc đồng phục xanh, đỏ, vàng ra vô đưa hàng trước các tòa cao ốc văn phòng đã trở nên quen thuộc hơn giữa lòng TP.HCM. Mua bán online hay các dịch vụ trực tuyến cũng góp phần thúc đẩy thanh toán trực tuyến nhiều hơn.

Sự phát triển của thanh toán không tiền mặt

Kèm theo sự phát triển mạnh của thanh toán trực tuyến thì thanh toán không tiền mặt cũng lên ngôi. Theo Công ty CP thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), 6 tháng đầu năm 2020, tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống này tăng lần lượt 138% và 140,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy đã có sự dịch chuyển lớn từ thói quen chi tiêu tiền mặt sang giao dịch thanh toán cũng như giao dịch chuyển tiền điện tử trong các hoạt động hằng ngày của người dân.
Tương tự, Công ty thanh toán điện tử Visa cho biết giao dịch không tiếp xúc trong 6 tháng đầu năm 2020 tại Việt Nam đã tăng kỷ lục hơn 500% so với 6 tháng đầu năm 2019. Đây là phương thức mà người dùng chỉ cần chạm thẻ hoặc điện thoại lên máy đọc thẻ POS. Việc thanh toán này dần dần trở nên phổ biến, nhất là khi đại dịch Covid-19 đã khiến các đơn vị chấp nhận thẻ đang tìm cách để có thể phục vụ khách hàng một cách an toàn. Số liệu từ khảo sát thái độ thanh toán người tiêu dùng Việt Nam gần đây do Visa thực hiện cho thấy hiện tại có 37% người tiêu dùng đang sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc. Trong đó có 85% người cho rằng họ thường xuyên sử dụng phương thức thanh toán này ít nhất một lần một tuần.

Theo ước tính của đơn vị cung cấp ví điện tử MoMo, số người dùng mới của ứng dụng này đã tăng 30 – 40% trong đợt dịch Covid-19 và số lượng thanh toán các dịch vụ cũng gia tăng. Nếu đầu năm 2015, lượng người dùng Ví MoMo ở mức 500.000 người dùng, thì sau 5 năm, con số này đã tăng gấp 40 lần, đạt 20 triệu tài khoản. Hoặc ghi nhận của Shopee, giao dịch qua ví AirPay của người dùng trên 50 tuổi tăng 15% trong thời gian gần đây dù người dùng lớn tuổi thường khó thích nghi với hình thức thanh toán số hóa.

Việc bán hàng qua mạng không thể đơn giản làm được ngay mà phải có sự chuẩn bị, đầu tư nghiêm túc. Vì vậy khi dịch Covid-19 xảy ra, những công ty chưa chuẩn bị cho hoạt động này chỉ biết ngồi khóc ròng bởi những đơn vị đã có nền tảng, đã bán hàng online thì tiếp tục phát triển. Do đó giờ đây các DN không thể thờ ơ mà đang lăn xả vào làm thương mại điện tử nói riêng và chuyển đổi số nói chung bởi vì nếu không họ sẽ chết chắc”, ông Nguyễn Dũng nói.

Cho vay ngang hàng cũng được đẩy thuyền

Bán hàng online, giao dịch online… khiến cho nhu cầu tiêu dùng tiền cũng sôi động hơn. Việc cấp thiết cần 1 khoản tiền để chi tiêu cá nhân hay đầu tư kinh doanh online đã khiến nhiều người tìm đến hình thức vay tiền online. Bởi lợi thế tiền giải ngân nhanh về tài khoản, an toàn, nhanh chóng.

Ngoài ra, Cho vay ngang hàng giúp kết nối những người đang có tiền nhàn rỗi với những người cần tiền trong ngắn hạn, thông qua một nền tảng trực tuyến. Mối quan hệ giữa người vay và người cho vay trong P2P Lending là ngang hàng. Họ có thể hoán đổi vai trò một cách linh hoạt theo từng hoàn cảnh, nhu cầu cụ thể. Mô hình P2P Lending đích thực hướng tới giảm thiểu tín dụng đen cùng một nền tảng vay văn minh, nhanh chóng và tiện lợi.

Sự phát triển ấn tượng của mô hình cho vay ngang hàng đã có tác động không nhỏ tới các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dù vẫn còn khá mới mẻ, song sự góp mặt của những doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực này khiến cộng đồng có cái nhìn tích cực và cởi mở hơn. Những cái tên đang góp phần thúc đẩy P2P tại Việt Nam đi đúng hướng như: vayonline247, Fiin, Tima,…

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 chia sẻ: việc xây dựng hệ thống nhân sự trình độ cao, áp dụng công nghệ số quản lý rủi ro, đảm bảo hiệu quả, an toàn tối đa cho nhà đầu tư. Do đó chỉ cần số vốn nhỏ từ 10 triệu đồng và kỳ hạn ngắn 10 – 90 ngày, nhà đầu tư có thể hưởng lãi suất từ 15 – 20%/năm mà không mất chi phí đầu tư.

Kiên trì theo đuổi mô hình P2P đích thực, vayonline247 đang tạo nên một kênh đầu tư đầy hấp dẫn, các giao dịch được thực hiện minh bạch và đem lại lợi ích cho cả phía người cho vay và đi vay.

Xem thêm: Vay tiền online người tiêu dùng sẽ được bảo vệ quyền lợi như thế nào

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *