Năm hết học cách chi tiêu tiết kiệm để tết vẫn rủng rỉnh

Dù là phương pháp nào đi chăng nữa, kỷ luật vẫn là yếu tố cốt lõi để chi tiêu tiết kiệm.

Học thói quen ghi chép chi tiêu

Chồng tôi làm ở một cơ quan nhà nước, còn tôi làm nhân viên cho một công ty Hàn Quốc. Hai vợ chồng có mức lương chỉ gọi là ổn định, tổng thu nhập của hai vợ chồng mỗi tháng là 15 triệu đồng. Với mức lương như vậy, lại sống ở thủ đô nên chúng tôi đều dặn nhau phải sống tiết kiệm, chi tiêu hợp lý để hướng đến mục tiêu mua được căn hộ 2 phòng ngủ trong khoảng giá 1,2 tỷ đồng.

Mẹ chồng tôi luôn có một cuốn sổ ghi chép chi tiêu cho gia đình. Ban đầu khi mới về làm dâu tôi khá thắc mắc mẹ tuổi cao sao còn cặm cụi ghi chép tới từng khoản dù là nhỏ nhất. Thế nhưng, chứng kiến sự khéo léo trong việc chi tiêu của mẹ chồng tôi cũng đã quyết định học theo cách này của mẹ. 

Hàng này cuốn sổ theo tôi từ khi đi làm cho tới đi chợ rồi về nhà. Tôi sẽ ghi chép từng khoản, dù là nhỏ nhất trong ngày. Kết quả của việc này tôi nhận ra ngay lần đầu tổng kết sau 1 tuần ghi chép. Lúc này tôi mới phát hiện ra mình chi nhiều tiền cho các khoản “không đâu ra đâu” như vậy. Từ hộp bánh trông hay ho trên mạng, bộ quần áo giảm giá, chè cháo, ăn vặt với các chị em đồng nghiệp,… Số tiền chi cho những khoản như vậy thực sự nhiều hơn những gì tôi vẫn nghĩ.

Tôi cũng có thể ghi chép bằng ứng dụng điện thoại, nhưng việc cầm tay viết ra giúp tôi cảm nhận chân thực nhất rằng mình đang tiêu bao nhiêu tiền. Mỗi tuần tôi chỉ mất khoảng 10 phút để tổng kết chi tiêu là sẽ nắm được số tiền mình đã chi vào đâu và cần thay đổi gì trong tuần tới. Tất nhiên, việc tiết kiệm không có nghĩa tôi phải sống tằn tiện, cắt giảm chi tiêu tối đa mà vẫn có quyền thưởng cho bản thân một cuộc vui cafe với bạn bè, mua một bó hoa tặng bản thân để giảm stress, yêu đời hơn,… Chỉ cần ghi nhớ, chuyện ghi chép chi tiêu để giúp tôi cắt giảm các chi phí thừa thãi. Đó là những khoản chi chỉ mang lại cho tôi cảm giác thoải mái tức thời. 

Tiết kiệm từng thứ nhỏ nhất và tăng dần theo thời gian

Đầu tiên, để ước mơ thành hiện thực tôi đã in hình căn hộ và dán chúng vào phòng ngủ. Mục đích của việc này là nhắc nhở bản thân chi tiêu hợp lý và tiết kiệm hơn. Bởi lẽ việc thực hiện đúng theo kế hoạch chi tiêu đã đề ra là rất khó. Nhưng khi ngày nào cũng nhìn thấy mục tiêu, tôi sẽ dặn dò bản thân chỉ có cách chi tiêu hợp lý mới giúp mình hiện thực được điều này.

“Tích tiểu thành đại” là bài học tiếp theo mà mẹ chồng đã dạy tôi. Lúc trước, 200 nghìn đối với hai vợ chỉ có thể là bữa ăn ngoài không đáng để bận tâm nhưng sau lời khuyên của mẹ tôi đã biết bản thân phải tiết kiệm từ con số nhỏ nhất. 

“Tiết kiệm 200 nghìn/tháng, hết một năm là con đã có hơn 2 triệu đồng rồi. Cắt mỗi khoản chi chỉ 10 nghìn đồng mỗi ngày, sau 1 tháng con sẽ có 300 nghìn đồng. Tiết kiệm thực không quá khó như các con vẫn tưởng đâu”, mẹ chồng tôi căn dặn. 

Theo lời mẹ, mỗi tuần tôi để dành khi thì 100 nghìn, tuần sau tăng lên 120 nghìn, tuần sau nữa là 150 nghìn. Cứ như vậy số tiền tăng lên theo tuần với cấp số cộng. Ngoài ra cũng có trường hợp phải chi tiêu quá nhiều tôi có thể chuyển chi tiêu tiết kiệm theo giai đoạn, từ tuần chuyển sang theo từng tháng. 

Kiếm thêm thu nhập từ những công việc khác

Kẻ làm công ăn lương nói chung, hầu hết đều có cùng vấn đề: Vừa nhận lương đã tiêu béng hết, đến cuối tháng lại trầy trật đợi chờ 2 tiếng “ting ting” trên điện thoại. Vòng lặp vô tận ấy quả thật rất đáng sợ.

Đây là một cách không chỉ tiết kiệm thêm được tiền mà còn là động lực trong việc gia tăng các khoản thu. Khi hai vợ chồng tôi muốn mua một khoản lớn cả hai đều cố gắng tìm cách gia tăng thu nhập. Lần đó, hai vợ chồng tôi quyết định sắm một chiếc điều hòa mới để chuẩn bị đến mùa hè oi bức. Vì còn tính đến chuyện có con nhỏ nên cả hai vợ chồng quyết định mua điều hòa hai chiều với giá khoảng 10 triệu đồng. Với số tiền cần chi khá lớn nên chúng tôi quyết định phải gia tăng thu nhập thay vì chỉ chăm chăm vào chuyện tiết kiệm. 

Hai vợ chồng nghiên cứu các công việc có thể nhận về làm tại nhà. Chồng tôi có khả năng ngoại ngữ nên qua lời giới thiệu của bạn bè, anh nhận thêm dịch tài liệu chuyên ngành với giá 120 nghìn/lần dịch nếu nội dung khó và 70 – 100 nghìn cho tài liệu dễ hơn. 

Tôi thì lại phát hiện các chị em rất chuộng các đặc sản của địa phương. Sẵn có bố mẹ ở quê nên tôi bắt đầu nhận order rồi cuối tuần nhờ ông bà gửi xe khách lên bán. Công việc bán hàng online này cũng túc tắc. Ban đầu là bán cho người quen. Sau dần là người quen, rồi ngày này mách cho người kia nên dần mối mua bán cũng tăng lên. 

Hạn chế ăn nhà hàng cũng sẽ tiết kiệm được một khoản không nhỏ

Nếu trước kia 1 tuần vợ chồng chị mất trung bình 1 triệu đồng cho việc ăn ngoài, tính ra 1 tháng mất tầm 4 triệu thì nay vợ chồng chị gần như ít đi, chăm chỉ nấu nướng, giảm xuống còn 1 lần 1 tháng hoặc vào các dịp lễ đặc biệt. Như vậy chị giảm được 3 triệu/tháng.

“Mình là người làm truyền thông nên cứ khi nào bắt gặp một địa chỉ ăn ngon, giá rẻ là mình lại muốn tới để thử và cảm nhận. Vì thường đi cả gia đình 4 người nên những chỗ mình lựa chọn đều phải đáp ứng được tiêu chí ngon, lịch sự… chứ không kiểu ăn vỉa hè.

Tuy nhiên việc này khá tốn kém. Bây giờ thay vì làm điều này, các dịp cuối tuần mình hay nấu những món cầu kỳ, làm 1 số món nhà hàng vẫn làm, và rủ chồng cùng tham gia. Mình thấy khá vui vì thích nấu nướng và mày mò nữa”, chị Th. nói. Cả nhà vừ được ăn ngon sạch sẽ lại chi tiêu tiết kiệm hẳn.

Từ bỏ thói quen uống trà sữa, café, ăn vặt tiết kiệm 320 ngàn/tháng

Thay vì thói quen uống trà sữa, café, ăn vặt trước đây, giờ chị Th. hay xay nước ép hoa quả và sữa hạt ở nhà mang lên để tủ lạnh công ty, uống vừa ngon, bổ, sạch.

Khoản này bớt đi tiết kiệm cho chị khoảng 40 ngàn đồng/2 cốc/tuần x 4 tuần = 320 ngàn đồng.

Không gội đầu ở tiệm mà gội đầu tại nhà, tiết kiệm 400 ngàn/tháng

Do ngay dưới nhà có hàng gội đầu nên tối rảnh chị Th. thường xuống gội và massage thư giãn. Dù khoản này không đáng bao nhiêu nhưng chị T. cũng thực hành tiết kiệm.

“Khoản này mình tiết kiệm được 50k đồng x 2 lần/tuần x 4 tuần=400 đồng/ tháng. Số tiền này mình bỏ lợn để tiết kiệm”.

Giảm mua sắm quần áo

Nhờ ảnh hưởng lối sống tối giản, chị Th. đã dọn dẹp và cho đi mấy thùng quần áo. Sau đó, chị định hình lại phong cách, không ham hố mua đồ sale, sặc sỡ, cầu kỳ… rồi về không mặc hoặc mặc 1 lần. Chị chỉ cần có 2 đôi giày xịn, 4 bộ quần áo xịn nên hàng ngày chẳng tốn công lựa chọn mà vẫn mặc đẹp

“Mình cố gắng chỉ sở hữu cái thực sự cần thiết. Mạnh dạn cho đi, vứt bỏ những cái không cần thiết. Mua cái gì thì hãy mua cái tốt nhất, thực sự ưng ý, lúc nào có nhu cầu hãy mua. Kiếm tiền mới khó chứ mua thì lúc nào mua chẳng được”, chị T. chia sẻ kinh nghiệm.

Thanh lý, bán các đồ không có giá trị sử dụng đối với gia đình hoặc cho tặng bớt đi

Chỉ 1 ngày soạn đồ, chị Th. nhận ra chị có 1 ipad, 1 macbook, và 1 chân máy quay cực ít dùng đến (1 năm dùng một vài lần). Những đồ công nghệ này của chị vẫn còn bảo hành nên bán giá thanh lý nhanh và rất tốt.

Ngoài ra chị cũng dọn 3-4 thùng đồ còn khá mới nhưng không dùng và mang cho tặng những người quen đang cần như 1 cách để củng cố và xây dựng mối quan hệ nữa.

Với 10 khoản tiết kiệm trên, tính sơ sơ chị T. đã tiết kiệm được gần 7 triệu/tháng: “Tổng 1 tháng mình đã tiết kiệm được gần 7 triệu. Khoản này nếu tính toán ra trong 20 năm thì không biết lớn ra sao. 

Nhưng đối với lối sống của gia đình mình thì khoản tiết kiệm này sẽ được đầu tư cho con hoặc các trải nghiệm của gia đình. Ngoài ra, cứ thực hành ghi chép chi tiêu cẩn thận, cuối tháng nhìn lại sẽ biết tiền của gia đình đã được sử dụng, xem đúng chỗ chưa và nhận ra được khoản nào nên giảm, khoản nào nên tăng”.

Đầu tư khoản tiền nhàn rỗi tiết kiệm được để tăng sinh lời

Dù hàng tháng, số tiền tiết kiệm được không lớn nhưng nếu gửi vào ngân hàng thì tiền không thể đẻ ra tiền. Hơn nữa, mức lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng tại thời điểm hiện tại rất thấp – chỉ tầm 4% 1 năm.

VO247 xin giới thiệu 1 kênh đầu tư mới rất phù hợp với những gia đình có khoản tiền nhàn rỗi nho nhỏ tiết kiệm hàng tháng. Đó là đầu tư vào hình thức cho vay ngang hàng – P2P Lending.

Xuất hiện tại Việt Nam khoảng hơn 4 năm trở lại đây, đầu tư ngang hàng (P2P Lending) bước đầu đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Đây là một hình thức đầu tư đơn giản, mang đến lợi nhuận tốt, ổn định cho nhà đầu tư mà không cần có quá nhiều kiến thức hay kinh nghiệm.

Về cơ bản, đầu tư ngang hàng là hình thức bên có vốn sẽ cho những cá nhân,tổ chức khác vay vốn thông qua một nền tảng trung gian mà không cần đến các định chế tài chính truyền thống như ngân hàng, công ty tài chính hay quỹ tín dụng. Các kênh này giúp kết nối nhà đầu tư có tiền cho vay và người có nhu cầu vay. Họ có thể theo dõi quá trình đầu tư hay vay vốn của mình mọi lúc, mọi nơi chỉ qua thiết bị smartphone. Với mức lãi suất khoảng 18% 1 năm, bạn hoàn toàn tận dụng các khoản tiền nhàn rỗi nhỏ của mình để tích lũy và hưởng lãi suất tốt.

Tuy nhiên, hình thức đầu tư P2P hiện vẫn còn khá mới mẻ nên người dùng cần phải tìm hiểu kĩ thông tin về mô hình đầu tư này. Hơn nữa, việc tìm hiểu rõ về công ty hoạt động có hiệu quả, có được báo đài đưa thông tin tin tưởng. Các hoạt động của công ty có minh bạch hay không sẽ giúp người dùng tránh gặp phải các công ty P2P làm ăn không minh bạch hay gặp phải tín dụng đen.

Xem thêm: Lãi suất cho vay tiêu dùng xuống thấp, có nên vay để mua sắm?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *