Nhà đầu tư tăng tài trợ vốn cho DN vừa và nhỏ qua nền tảng Fintech

Các công ty Fintech hiện đang dịch chuyển mạnh sang việc cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các start-up. Đây được xem như là bước tiếp cận vốn rất hiệu quả nhằm kích tăng trưởng sản xuất kinh doanh của các DN trước ảnh hưởng của dịch Covid 19

Validus Việt Nam vừa công bố kết quả Khảo sát Nhà đầu tư 2020 lần thứ nhất, được thực hiện với hơn 200 nhà đầu tư Việt Nam trong tháng 10-2020 giữa bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thách thức do đại dịch.

Cuộc khảo sát cho thấy 58,5% các nhà đầu tư tham gia khảo sát nhận định rằng tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) qua các nền tảng fintech là một kênh đầu tư hấp dẫn.

Các nhà đầu tư đánh giá cao kênh vay vốn qua nền tảng Fintech

Đại dịch Covid-19 đã khiến gần 55% số nhà đầu tư tham gia khảo sát có suy nghĩ phải thay đổi chiến lược đầu tư, theo đó gần 80% nhà đầu tư đang tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ với các kênh đầu tư thay thế, và 61% cho rằng các khoản đầu tư thay thế có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn cho họ so với các kênh đầu tư truyền thống như cổ phiếu và bất động sản.

Kết quả khảo sát cũng đồng nhất với xu hướng trong khu vực và toàn cầu, theo đó đây sẽ trở thành một kênh tài chính mới và dần dần sẽ thay thế cho các mô hình tài chính hiện tại dành cho các DNVVN, đồng thời sẽ là nhân tố quan trọng giúp tăng trưởng thị trường này trong khu vực

79,5% các nhà đầu tư tham gia khảo sát đã chia sẻ rằng lý do chính cho việc tìm kiếm các cơ hội mới là để đa dạng hóa danh mục đầu tư, trong đó hơn một nửa số nhà đầu tư đã cho rằng Covid-19 đã làm thay đổi chiến lược đầu tư của họ trước mắt và trong thời gian tới.

Swaroop Shah, Giám đốc điều hành của Validus Việt Nam, chia sẻ: “Với những nỗ lực số hóa của Việt Nam trong thời gian gần đây nhằm đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế của đất nước, chắc chắn các nhà đầu tư sẽ dần tự tin hơn vào việc sử dụng và trải nghiệm các kênh đầu tư mới áp dụng công nghệ kỹ thuật số.

Fintech là kênh vay vốn hấp dẫn dành cho các star up, doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bên cạnh việc mang lợi nhuận cho nhà đầu tư, tài chính thay thế cho doanh nghiệp cũng được coi là “nhân tố tăng trưởng” cho nền kinh tế trên toàn cầu. Điều này đặc biệt phù hợp với các DNVVN ở Đông Nam Á, nơi mà môi trường cho vay trước đây thông qua ngân hàng ngày càng bị thắt chặt hơn bởi điều kiện kinh tế hiện tại, khiến các DNVVN thiếu nguồn tín dụng cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, dẫn đến sự thiếu hụt vốn cho DNVVN hiện nay lên đến gần 300 tỷ USD.

Trong những năm gần đây, kênh cho vay thay thế mới đang tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt tại Việt Nam, nhờ những sáng tạo trên nền tảng công nghệ của fintech trong khu vực và sự thúc đẩy số hóa của Việt Nam. Một báo cáo eConomy gần đây cho thấy nền kinh tế số hóa của Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng với hai con số, dự kiến đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, và các ứng dụng tài chính tại Việt Nam đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng người dùng hoạt động hàng tháng mạnh mẽ tới 73%, cao nhất trong khu vực.

Bà Trần Thị Thúy Hà, Giám đốc kinh doanh của Validus Việt Nam, cho biết: “70% các DNVVN Việt Nam không thể tiếp cận các khoản vay từ các nguồn tín dụng truyền thống như các ngân hàng. Tiếp cận nguồn tài chính tín chấp với chi phí hợp lý là chìa khóa để thúc đẩy DNVVN tăng trưởng mạnh mẽ. Chúng tôi tin rằng một mô hình cho vay dựa trên nền tảng công nghệ và mô hình tín dụng linh hoạt sẽ trở thành một kênh tài chính quan trọng tại Việt Nam”.

Với nhu cầu tài chính DNVVN tăng mạnh, thị trường cho vay ngang hàng P2P của Việt nam được dự báo đạt 7,8 tỷ USD trong năm nay. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này khẳng định nhu cầu của các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm những nền tảng cho vay đáng tin cậy dựa trên lòng tin, ngay cả khi luật điều chỉnh tại Việt Nam hiện đang ở giai đoạn thí điểm.

Điểm mạnh của kênh đầu tư ngang hàng P2P mang lại sự thuận tiện cho nhiều đối tượng có nhu cầu vay vốn

Theo nghiên cứu từ World Bank, tính đến cuối năm 2017 có tới 50% dân số Việt Nam chưa được tiếp cận với ngân hàng. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có 30% cho rằng việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng là trở ngại lớn nhất khi mở rộng kinh doanh.

Nguyên nhân là với hình thức cho vay truyền thống, các ngân hàng sẽ phải đầu tư rất lớn cho việc thiết lập phòng giao dịch, bổ sung đội ngũ nhân sự khiến chi phí tăng cao, người vay vốn cần hoàn thiện nhiều quy trình phức tạp mới có thể vay.

Vì vậy, doanh nghiệp SMEs, hộ kinh doanh có thể phải tìm đến phương thức huy động vốn ngoài ngân hàng. Chính điều này đã tạo thành một mảnh đất tiềm năng đang có lực cầu vay vốn mạnh mẽ dành cho các nhà đầu tư.

Điểm mạnh của P2P Lengding sẽ giúp đơn giản hóa mọi thứ. Linh hoạt trong các khâu trung gian và giảm thiểu chi phí, người vay tiết kiệm thời gian và được hưởng mức lãi suất hợp lý, trong khi nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận 15 – 20%/năm.

Nếu như các nhà đầu tư bất động sản cần có nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chứng khoán phải có kiến thức về tài chính… và đều phải phụ thuộc vào thị trường, thì mô hình đầu tư P2P có sự ổn định đáng kể khi mức lãi suất là cố định, nhà đầu tư cũng không cần phải chạy theo các thông tin về biến động trên thị trường. Các nhà đầu tư có số vốn nhỏ đều có thể tham gia và đạt được hiệu quả về lợi nhuận. Thực tế thống kê của các công ty P2P trên thế giới chỉ ra hơn 80% nhà đầu tư đã được đáp ứng kỳ vọng và thậm chí là vượt mức lãi suất dự kiến.

Phương thức cho vay ngang hàng này kết nối doanh nghiệp với các nhà đầu tư và tạo nên một cộng đồng có mối liên kết lâu dài. Càng nhiều nhà đầu tư tham gia, tỷ lệ chấp thuận cho khoản vay càng cao, và người có nhu cầu vay sẽ dễ dàng tiếp cận vốn. Nền tảng công nghệ Big data sử dụng trong P2P cũng cho phép kiểm soát, chứng thực, lưu trữ và bảo mật các giao dịch tài chính hoàn toàn trực tuyến.

Xem thêm: Cuối năm – là thời điểm vàng cho các công ty P2P Việt bứt phá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *