P2P Lending – ngọn lửa lớn của thị trường fintech Việt

Lĩnh vực cho vay ngang hàng – P2P Lending ngày càng ‘ăn lên làm gia’. Đếm nhanh trên công cụ tìm kiếm Google cũng thấy có đến 100 app cho vay đang hoạt động rất mạnh. Điều này cho thấy nhu cầu vay tiền cũng như đầu tư tiền trên thị trường hiện nay đang rất sôi động.

Hãy cùng vayonline247 tìm hiểu rõ hình thức này nhé.

Cho vay ngang hàng phát triển mạnh vì sao

Cho vay ngang hàng (P2P lending) là mô hình kinh doanh mới, một loại hình dịch vụ sáng tạo, được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính như tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, doanh nghiệp (DN) cho vay ngang hàng cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến để người vay kết nối trực tiếp vay mượn với người cho vay. Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số hoá. Cho vay ngang hàng được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, những DN hoạt động theo loại hình này sử dụng công nghệ Big Data để thu thập tất cả dữ liệu của cả hai phía người cho vay và người đi vay.

Tại Việt Nam, với sự bùng nổ của các Công ty Công nghệ Tài chính (Fintech), mô hình cho vay ngang hàng xuất hiện cách đây khoảng 2 năm với 40 công ty đang hoạt động. Hiện  nay, một số công ty đang biết đến nhiều trong hoạt động này như Vayonline247, Lenbiz, Tima… Trong số hơn 40 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động trên thị trường, có những mô hình hoạt động khá hiệu quả, nhất là những công ty cho vay nhắm vào phân khúc DNNVV.

P2P Lending – giải pháp tối ưu cho người vay được tiếp cận với khoản vay

Cho vay P2P bắt đầu như một giải pháp tối ưu khi hệ thống các ngân hàng thắt chặt các quy định giải ngân. Nhiều người vay vốn tiềm năng rất khó khăn để hoàn thiện các hồ sơ vay vốn phức tạp theo yêu cầu, thời gian giản ngân quá lâu… Những người vay vốn này có nhu cầu tìm kiếm các hình thức vay vốn khác để thay thế.

Đồng thời, những người gửi tiết kiệm ngân hàng nhận được một khoản lãi suất quá thấp hàng năm – chỉ bằng với tỷ lệ tiền bị mất giá mỗi năm. Có nghĩa là tất cả mọi người từ những người về hưu thường sống nhờ tiền lãi, cho đến các gia đình trẻ tiết kiệm…không thể làm gì khác hơn là xem tiền tiết kiệm của họ giảm dần khi lạm phát và chi phí sinh hoạt ngày càng cao.

Cho vay P2P cung cấp một giải pháp hoàn hảo, cho phép người vay tiếp cận với các khoản tiền vay mà họ rất cần, mà không phải chuyển sang lãi suất cắt cổ của những bên “tín dụng đen” cho vay theo lãi suất ngày. Trong khi đó các nhà đầu tư nhận được những khoản lãi suất tốt hơn mà ngân hàng không đáp ứng được. Chính mối quan hệ cùng có lợi giữa người đi vay và nhà đầu tư này đã khiến P2P trở thành một mô hình thành công ngay lập tức và thị trường ngày càng phát triển, tăng trưởng.

Lợi ích trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện từ P2P Lending mang lại

Các nghiên cứu cho thấy, nếu được quản lý tốt, cho vay ngang hàng sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt là tại các địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển, người dân, các hộ kinh doanh, DNNVV ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính-ngân hàng với chi phí thấp, ít thủ tục. Cho vay ngang hàng có tiềm năng phát triển rất lớn, giúp các cá nhân và tổ chức (đặc biệt là các DN nhỏ, siêu nhỏ) tiếp cận tài chính và qua đó góp phần quan trọng giúp các quốc gia trong nỗ lực phát triển tài chính toàn diện.

Đối với khách hàng là DN, để vay tiền hoặc huy động vốn, DN chỉ cần tham gia đăng ký online. Khi nhận được thông tin từ DN, phía cho vay sẽ cử người liên lạc, tiếp xúc và hướng dẫn các thủ tục đăng ký nhận vốn đầu tư mà không cần tài sản bảo đảm, được phê duyệt nhanh và được trả nợ trước hạn nếu đã sử dụng vốn trên 2/3 thời gian…

Việc thẩm định hồ sơ khách hàng được tiến hành trực tuyến một cách nhanh chóng và rẻ hơn hình thức truyền thống, nhà đầu tư có quyền lựa chọn đối tác muốn vay trên nền tảng cho vay ngang hàng. Đây được coi là điểm khá ưu việt so với hình thức tín dụng truyền thống của ngân hàng, vì họ có thể nắm giữ và khai thác khối lượng dữ liệu thông tin khách hàng cực lớn, có khả năng kết nối với tất cả các thành phần kinh tế. Trên một góc nhìn khác, việc các DN tham gia lĩnh vực này góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính trong kỷ nguyên số hóa.

P2P Lending – Kênh đầu tư có an toàn

Hình thức cho vay ngang hàng P2P cung cấp một thị trường ổn định tạo thành cơ sở lý tưởng để bắt đầu một danh mục đầu tư. Hiện nay, lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng giảm mạnh, nhà đầu tư với nguồn tiền nhàn rỗi đang tìm kiếm thêm các hình thức đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn. P2P Lending trở thành một sự lựa chọn lí tưởng. Với mức lãi suất hưởng cao hơn ngân hàng rất nhiều (18-20% 1 năm), các công ty cho vay ngang hàng dần dần tìm kiếm được nhiều nguồn tiền.

P2P mang lại thu nhập thụ động cho nhà đầu tư, bởi thay vì phải mất nhiều công sức, thời gian để nghiên cứu, tính toán bằng các cách thức đầu tư như chứng khoán hay bất động sản, thì đầu tư với P2P Lending đơn giản hơn nhiều. Từ những khoản tiền nhàn rỗi, nhà đầu tư chỉ cần lựa chọn các cơ hội đầu tư từ những danh mục có sẵn, và sàn P2P Lending sẽ chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật thông tin, thông báo tình hình các khoản đầu tư một cách thường xuyên. Nhà đầu tư hay người vay có thể tham gia P2P Lending mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt khoảng cách địa lý, vùng miền…

Ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của Vayonline247 – một start up đi đầu trong lĩnh vực cho vay ngang hàng. Ngoài những dịch vụ giống như các sàn khác, chúng tôi còn cung ứng các dịch vụ tài chính cho hệ sinh thái BK247 mà chúng tôi đang xây dựng cho hệ thống nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán lẻ và người tiêu dùng. Nhờ có Vayonline247, những nhà sản xuất, nhà phân phối đang sử dụng sản phẩm Shark DMS để quản trị hệ thống phân phối có thể vay đến 1 tỷ đồng để vượt qua các khó khăn mùa dịch COVID-19. 

Bên cạnh đó, những nhà sản xuất, công ty lớn có tiền dư thừa có thể bỏ tiền ra cho những doanh nghiệp nhỏ hơn vay. Hệ sinh thái này giúp việc vay và cho vay diễn ra nhanh hơn mà không mất nhiều thời gian vào việc thẩm định khách hàng như các tổ chức tài chính truyền thống.

Xem thêm: Cho vay ngang hàng giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *