P2P Lending phát triển ra sao ở giai đoạn cuối 2020

P2P Lending trong năm 2020 dù vẫn chưa có cơ chế Sandbox để kiểm soát hoạt động theo đúng pháp luật. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid 19 thì thị trường tài chính vẫn biến thiên khó lường.

Các doanh nghiệp P2P Lending thận trọng hơn trong việc huy động kênh đầu tư và người vay

Thị trường tài chính vẫn có nhiều thay đổi trong giai đoạn này,  trong khi diễn biến của dịch bệnh còn rất khó lường. Vấn đề phục hồi kinh tế không thể như một chiếc công tắc – tắt đi bật lại ngay được, mà cần một thời gian và cần một nguồn vốn “khổng lồ”.

Mặc dù Chính phủ đã đưa ra một số gói cứu trợ nhưng ngân sách có hạn, không thể giải cứu 100% doanh nghiệp. Thay vì chờ đợi, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chủ động tìm đến kênh vay vốn ngoài. Sự có mặt kịp thời của các sản phẩm P2P Lending chất lượng ở thời điểm này có thể trở thành động lực tiếp sức cho các doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh.

Định hướng phát triển cho các sản phẩm P2P duy trì đà tăng trưởng

Ngoài những dịch vụ kết nối cho vay hiện tại, các đơn vị P2P có thể mở rộng dịch vụ tư vấn khách hàng. Trong đó bao gồm tư vấn cho nhà đầu tư về doanh nghiệp, ngành nghề, nên đầu tư bao nhiêu hay tư vấn cho bên đi vay về số vốn cần thiết. Chú trọng vào thời hạn và lãi suất phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý môt danh mục cho vay cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp P2P cũng có thể trở thành một kênh kết nối trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, bao gồm hỗ trợ việc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ và những biện pháp pháp lý như kiện tụng.

Dọn dẹp doanh nghiệp P2P Lending trá hình

Hàng lang pháp lý về cơ chế thử nghiệm P2P mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng được cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này hết sức mong chờ. Việc ban hành hành lang pháp lý thử nghiệm (sandbox) đối với P2P nói riêng cũng như lĩnh vực fintech nói chung thời điểm này là vô cùng cần thiết.

Cụ thể, sandbox sẽ mở ra cơ hội để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực P2P bứt phá, phát huy hết tiềm lực, phát triển tương xứng với quy mô của thị trường và tận dụng lợi thế của công nghệ 4.0. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý thử nghiệm sẽ giúp các công ty P2P đẩy mạnh hỗ trợ nhóm khách hàng yếu thế không tiếp cận được kênh tín dụng chính thức, thúc đẩy tài chính toàn diện, đẩy lùi tín dụng đen…

Việc ban hành hành lang pháp lý thử nghiệm P2P cũng giúp thanh lọc thị trường, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, đơn vị hoạt động trá hình đang gây nhiễu loạn thị trường, làm mất niềm tin của người tiêu dùng, giảm uy tín của lĩnh vực P2P tại Việt Nam. Sandbox sẽ có những quy định rõ ràng về điều kiện và tiêu chuẩn hoạt động P2P, làm cơ sở cho cơ quan nhà nước thanh lọc thị trường, loại bỏ những đơn vị trá hình vận hành app cho vay theo kiểu tín dụng đen đang gây hệ lụy tiêu cực cho thị trường.

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 – một start up đi đầu trong P2P Lending cho rằng: thiếu hành lang pháp lý đang khiến thị trường P2P trong tình trạng bát nháo. Nhiều ứng dụng cho vay online mạo danh P2P hoạt động biến tướng, gây hệ lụy xấu cho xã hội, gây mất uy tín. Việc đưa ra cơ chế thử nghiệm cho mô hình P2P là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo tôi, chỉ nên thử nghiệm 1 năm, thay vì kéo dài đến 2 năm như dự thảo hiện hành của NHNN. Bởi càng sớm cấp phép cho các doanh nghiệp P2P nghiêm túc hoạt động, thì càng thu hẹp đất sống cho các công ty trá hình, lừa đảo

Xem thêm: Cho vay ngang hàng – Nguồn vốn nhanh cho doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *