P2P Trung Quốc bị kiểm soát – bài học cho Fintech Việt

Chính quyền Trung Quốc tìm cách thắt chặt kiểm soát ngành fintech – P2P lending . Theo South China Morning Post, việc các gã khổng lồ P2P Trung Quốc chiếm lợi thế về dữ liệu người dùng khiến hệ thống tài chính tại quốc gia này, điển hình là các ngân hàng, đứng trước rủi ro bị phá vỡ. Các ông lớn công nghệ nghiễm nhiên tận dụng xu hướng số hoá, và coi đây như một cách để giành giật thị phần trên thị trường tài chính nói chung.

Hãy cùng VO247 tìm hiểu thị trường P2P Trung Quốc hiện tại nhé

Trung Quốc ngày càng mạnh tay với các công ty Fintech

Trung Quốc mới đây tuyên bố có thể sẽ hạn chế số lượng ngân hàng mà một nền tảng fintech có thể liên kết trong nỗ lực ngăn chặn khả năng thâu tóm quá nhiều thị phần của các công ty công nghệ. Bởi thực tế, càng ôm trọn nhiều miếng bánh thị trường, các ông lớn sẽ càng khiến nền kinh tế nước này đứng trước rủi ro về nợ xấu tăng cao.

Theo ông Lou Jiwei, cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc, “số lượng ngân hàng liên kết fintech sẽ bị giới hạn, để các nền tảng công nghệ hoạt động kinh doanh trong một môi trường, điều kiện như nhau. Các nền tảng không nên trở thành “người thâu tóm tất cả”.

Quyết định hạn chế mới được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đại lục tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các tập đoàn công nghệ do nghi ngờ một lượng lớn dữ liệu người dùng đã bị các doanh nghiệp này bị truy cập. Giới chức Bắc Kinh thậm chí còn cân nhắc áp thuế kỹ thuật số đối với những công ty công nghệ nắm giữ lượng lớn dữ liệu cá nhân.

Cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc phạt mạnh tay

Cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc trước đó cũng tuyên bố mức phạt 500.000 Nhân dân tệ đối với Tencent Holdings, Alibaba và SF Express do những tập đoàn này không báo cáo chính quyền về các thương vụ mua bán, sáp nhập theo luật Chống độc quyền.

Trong thông báo, Cơ quan Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc SAMR cho biết Alibaba đã tăng cổ phần của tập đoàn này lên 73,79% trong công ty cửa hàng bách hóa Intime Retail Group vào năm 2017 mà không hề có sự cho phép. Nhà xuất bản trực tuyến và sách điện tử China Literature được tách ra từ Tencent, cũng bị phạt số tiền tương tự vì không xin phép cơ quan quản lý khi thâu tóm New Classics Media.

Mức phạt này được cho là có thể lên tới 10% doanh thu công ty, sau khi bộ luật được sửa đổi và thắt chặt hơn nữa vào năm sau. Theo ông Scott Yu, luật sư công ty Zhonglun, “những gì các công ty công nghệ lớn đang phải đối mặt là sự thắt chặt các quy định đa chiều”.

Động thái này đánh dấu lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc mạnh tay trừng phạt các công ty P2P Trung Quốc – “tấm gương” cụ thể nhất mà Bắc Kinh muốn gửi tới các công ty công nghệ và mạng xã hội nước này.

Các công ty P2P Trung Quốc hứng chịu làn sóng kiểm soát mạnh mẽ từ chính phủ

Ant Group – tập đoàn công nghệ được tỷ phú Jack Ma chống lưng là “nạn nhân” điển hình cho làn sóng kiểm soát mạnh mẽ từ giới chức Trung Quốc đại lục. Theo Reuters, hoạt động kinh doanh tín dụng trực tuyến của Ant Group chính thức bị “kìm kẹp” hơn bởi chính phủ nước này. Quy mô hoạt động và nguồn doanh thu khổng lồ được Ant tiết lộ trong bản báo cáo trước thềm IPO hồi cuối tháng 8 đã khiến các cơ quan quản lý “giật mình”. Bắc Kinh lo sợ rằng các nền tảng công nghệ của bên thứ ba như Ant sẽ khiến nguy cơ vỡ nợ tại quốc gia này tăng cao.

Tính đến cuối tháng 6, Ant đã cho vay tổng cộng 1,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (254 tỷ USD), chiếm 21% các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn được cung cấp bởi các tổ chức tài chính. Thực tế, các cơ quan quản lý từ lâu đã nhắm đến hoạt động tín dụng trực tuyến của Ant vì quan ngại rằng hệ thống P2P Trung Quốc sẽ bị đe doạ. Thương vụ IPO của Ant Group, nghiễm nhiên, trở thành tâm điểm bị “mổ xẻ”.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cùng cơ quan giám sát ngoại hối cũng yêu cầu Ant Group phải tuân thủ các quy tắc mới về mảng tín dụng vi mô (micro-lending) trong nỗ lực kìm hãm quy mô đang ngày càng phình to của gã khổng lồ này.

Các quy định mới từ chính quyền đại lục cũng khiến kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 37 tỷ USD của Ant Group – vốn được kỳ vọng trở thành đợt IPO lớn nhất thế giới – phải ngậm ngùi tạm gác lại.

Trong khi các công ty P2P Việt đang chờ cơ chế Sandbox để hoạt động tốt hơn

Hiện vẫn còn nhiều đánh giá và ý kiến xung quanh các nội dung được Dự thảo đề cập. Nhưng nhìn chung, theo các chuyên gia tài chính, việc nhanh chóng có cơ chế pháp lý thử nghiệm cho các dịch vụ tài chính mới không những nâng cao hiệu quả quản lý, mà còn gia tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Fintech Việt, trong đó có P2P Lending.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, Sandbox sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ. Đặc biệt, sẽ hạn chế rủi ro xảy ra cho khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ Fintech chưa được cho phép chính thức.

Riêng trong lĩnh vực P2P Lending, đây là một chương trình thử nghiệm có kiểm soát để cơ quan chức năng quan sát và đánh giá hoạt động của các công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending. Một công ty được phép tham gia chương trình thử nghiệm này được xem là một sự chấp thuận của cơ quan chức năng cho phép công ty này hoạt động một cách hợp lệ, ít nhất trong thời gian thử nghiệm. Những công ty hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending mà không nằm trong danh sách những công ty đang tham gia Sandbox, có thể được thị trường đánh giá thấp và có thể được xem là hoạt động “ngoài vòng kiểm soát”.

Nhiều doanh nghiệp P2P Lending nhận định, cơ chế Sandbox là điều mà hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nghiêm túc trong lĩnh vực này mong đợi.

“Vẫn còn một số vấn đề khiến chúng tôi băn khoăn trong việc xét duyệt các tiêu chí để được tham gia Sandbox, ví dụ với doanh nghiệp Fintech hoạt động trong lĩnh vực thanh toán hay P2P Lending, giải pháp công nghệ về cơ bản là khá giống nhau, vậy làm thế nào để chọn ra đâu là giải pháp đầu tiên và đâu là giải pháp có tính sáng tạo cao?”, Ông Tạ Thanh Long, CEO của VO247 cho hay.

Xem thêm: Fintech Việt có bao nhiêu công ty P2P thật?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *