P2P Việt Nam đang dư nợ lớn

Hiện nay, thực tế nhiều hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) tại Việt Nam chưa đúng pháp luật, tuy nhiên nếu tuân thủ đúng pháp luật thì lợi ích thu về sẽ rất lớn, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn đa dạng hơn, nhiều hơn cũng như với chi phí rẻ hơn. Theo thống kê, hiện Việt Nam đang có 4000-5000 hồ sơ xin vay hay P2P mỗi ngày.

P2P với số lượng hồ sơ xin vay tăng mỗi ngày

Hiện nay, cho vay ngang hàng (P2P) đang phát triển rất mạnh, trước hết phải nói đến Trung Quốc và thời gian gần đây bắt đầu bùng phát ở Việt Nam. Thống kê Việt Nam có khoảng 38-40 công ty trong nước cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng. Điển hình như: VnVon, vay mượn, Fiin, Tima, VO247

Các công ty P2P hiện nay đa phần huy động vốn cộng đồng và vốn rót từ các nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên một số đơn vị chưa làm đúng bản chất của hoạt động này – hiểu nôm na hoạt động giống như một công ty đầu tư đa cấp và dĩ nhiên điều này không đúng với pháp luật. 

Song, về lâu về dài với nền tảng Blockchain thì việc huy động vốn cộng đồng sẽ khá hiệu quả, bởi vì nó không sẽ thông qua các bên trung gian như ngân hàng, công ty tài chính. Nhìn chung, Blockchain giúp tiết giảm chi phí, thời gian giao dịch, an toàn hơn do giảm thiểu rủi ro tương tác, mức độ tuân thủ hợp đồng tốt hơn, tăng tính minh bạch cũng như tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp.

Thực tế nhiều hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) tại Việt Nam chưa đúng pháp luật, tuy nhiên nếu tuân thủ đúng pháp luật thì lợi ích thu về sẽ rất lớn, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn đa dạng hơn, nhiều hơn cũng như với chi phí rẻ hơn. Theo thống kê, hiện Việt Nam đang có 4000-5000 hồ sơ xin vay hay P2P mỗi ngày.

Các rủi ro thường gặp khi đầu tư cho vay ngang hàng P2P tại Việt nam

  • Rủi ro khách hàng cá nhân vay/ hộ kinh doanh/doanh nghiệp vừa và nhỏ chậm trả gốc, lãi cho nhà đầu tư

Rủi ro này là luôn luôn hiện hữu có thể xảy ra vì một số nguyên nhân sau:

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút vì sản phẩm không phù hợp với thị trường, nhu cầu thị trường thay đổi.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút vì việc thay đổi chính sách của nhà nước
Hoạt động kinh donah của doanh nghiệp giảm sút vì sự thay đổi trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp khi tham gia điều hành.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút vì suy thoái chung của nên kinh tế
Khi hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh/doanh nghiệp giảm sút t dẫn đến doanh thu giảm, lợi nhuận giảm. Do đó mà khả năng trả nợ gốc, lãi đối với các nhà đầu tư sẽ suy giảm dẫn đến chậm trả cho nhà đầu tư.

  • Rủi ro về lỗi hệ thống công nghệ

Nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng P2P là một công cụ giúp nhà đầu tư có thể quản lý khoản vay của mình được đầy đủ và hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế,  cũng giống như bất kì ứng dụng nào thì việc để xảy ra lỗi hệ thống, hacker dữ liệu là có thể xảy ra. Chúng ta có thể thấy các tổ chức lớn như Ngân hàng vẫn có lỗi thường xuyên xảy ra với hệ thống của họ.

  • Rủi ro trong việc xử lý tranh chấp trong hoạt động đầu tư cho vay Ngang hàng

Đầu tư cho vay ngang hàng là một hình thức rất mới mẻ tại Việt Nam. Hiện nay Ngân hàng nhà nước mới đang xây dựng quy định nhưng vẫn chưa ban hành cụ thể về quản lý hoạt động này. Do đó mà khi xảy ra tranh chấp giữa nhà đầu tư, Công ty cho vay ngang hàng, các khách hàng vay vốn thì sẽ rất khó để xử lý tại các cơ quan tố tụng.

  • Rủi ro Công ty sở hữu nền tảng cho vay Ngang hàng không thực hiện đúng cam kết hoặc kinh doanh vi phạm pháp luật.

Trên thực tế khi đầu tư cho vay ngang hàng, bạn chuyển tiền của mình vào tài khoản của công ty sau đó bạn mới thực hiện lệnh đầu tư trên ứng dụng.

Trường hợp công ty cho vay ngang hàng phá sản, hoạt động vi phạm pháp luật bị tước giấy phép thì coi như toàn bộ khoản tiền bạn đã đầu tư mất trắng. Chính vì vậy mà việc lựa chọn nền tảng tham gia đầu tư trở nên rất quan trọng với mỗi người.

Chính vì vậy mà việc lựa chọn nền tảng tham gia đầu tư trở nên rất quan trọng với mỗi người.

  • Rủi ro mất tiền khi đầu tư tại các công ty cho vay ngang hàng lừa đảo

Hiện tại chưa có quy định pháp luật rõ ràng về thức cho vay ngang hàng và cũng chưa có đơn vị nhà nước đứng ra xác nhận đảm bảo rằng doanh nghiệp nào đang được coi là hình thức P2P Lending.

Trên thị trường tại Việt Nam có rất nhiều các công ty lợi dụng xu hướng trên 4.0 để huy động tiền nhà đầu tư theo hình thức PONZI ( Vay tiền của người này trả nợ cho người khác). Đây là hình thức mà nếu bạn tham gia vào các công ty này thì rủi ro mất tiền của bạn sẽ rất cao.

Xem thêm: Cho vay ngang hàng (P2P lending) sẽ cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng và công ty tài chính?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *