Phát triển doanh nghiệp Fintech trở thành xu hướng mới trong thời 4.0

Dù không bị ảnh hưởng nhiều từ đại dịch Covid-19 do nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến tiếp tục duy trì thậm chí tăng so với thời gian trước khi có dịch. Do đó, trong thời kì 4.0 đánh dấu sự phát triển của các doanh nghiệp Fintech. Tuy nhiên không nên mở rộng số lượng mà nên hướng đến chất lượng tức là tiếp tục gia cố sản phẩm dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Hãy cùng vayonline247 tìm hiểu rõ về cách phát triển doanh nghiệp Fintech trở thành xu hướng mới nhé

Các phương thức đầu tư phát triển doanh nghiệp Fintech trong thời kỳ 4.0

Đối với các nhà đầu tư tài chính, Fintech đã trở  thành danh từ vô cùng quen thuộc. Đặc biệt là các mô hình, phương thức đầu tư gắn liền với Fintech như tiền kỹ thuật số (tiền ảo- bitcoin,..) và đầu tư ngang hàng P2P Lending.

Xu hướng đầu tư phát triển Fintech trong 4.0

Trải qua một thập kỷ phát triển, thị trường tiền ảo mang là một trong những kênh “rót vốn” có biến động cực lớn, tạo ra nhiều sức hút cũng như những cảm xúc thăng trầm cho nhà đầu tư toàn thế giới. Thống lĩnh thị trường này, Bitcoin mở đầu 2019 với mức giá chỉ 3.652,72 USD/Bitcoin và đạt “đỉnh” 12.862,48 USD/Bitcoin vào ngày 10/7/2019. Đà tăng của “vua tiền ảo” chấm dứt trong giữa tháng 7/2019 và rơi xuống 7.233,41 USD/Bitcoin trong ngày 18/12/2019.

Năm 2020 được nhận định là năm bùng nổ của cùng với Fintech. Vì vậy, các nhà đầu tư tuyệt đối không nên bỏ qua những cơ hội phát triển nguồn đầu tư, sinh nhiều nguồn lợi nhuận và gia tăng giá trị tài sản của mình cùng với Fintech – Xu thế đầu tư và phát triển tài chính mới thời kỳ 4.0.

Nếu tiền ảo đòi hỏi nhà đầu tư cần có kiến thức và những tính toán chi tiết, tập trung. Thì các nhà đầu tư P2P Lending lại “thoải mái” hơn vì cách thức đầu tư tương đối dễ áp dụng cho số đông với lợi nhuận ổn định (18-20%), miễn là chọn được nhà cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng.

Hoạt động chủ yếu trên nền tảng trực tuyến, các kênh P2P Lending cho phép nhà đầu tư chủ động tìm kiếm các cá nhân/doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mà không bị phụ thuộc vào các định chế tài chính truyền thống như ngân hàng, công ty tài chính hay quỹ tín dụng. Thông qua hình thức này, nhà đầu tư có thể theo dõi quá trình cho vay vốn, ngân sách và thời gian phát sinh lợi nhuận của mình mọi lúc, mọi nơi chỉ qua thiết bị di động.

Fintech là một lĩnh vực còn mới nhưng phát triển nhanh và mạnh

Theo số liệu từ Vụ Thanh toán NHNN, số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng gần gấp bốn lần từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới gần 150 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. NHNN cấp phép đủ điều kiện kinh doanh cho 32 đơn vị làm trung gian thanh toán.

Quyết định loại bỏ room sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các trung gian thanh toán của NHNN được giới chuyên môn đánh giá là phù hợp, và kỳ vọng tạo chất xúc tác để hút vốn ngoại đồng thời đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt. Vậy tương lai cho các công ty fintech sẽ thế nào? Xu hướng phát triển của Fintech trong thời gian tới đi vào số lượng hay chất lượng?

Một chuyên gia ngân hàng nhấn mạnh, Fintech là một lĩnh vực còn mới ở Việt Nam và để phát triển mạnh Fintech rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển, từ đầu tư cho công nghệ, thị trường cho đến nhân lực và cả cho người dùng.

Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Fintech phát triển

Đánh giá về cơ hội phát triển trong giai đoạn này, TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính cho rằng, đây là thời điểm để doanh nghiệp Fintech phát triển mạnh hơn và góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam sớm đi vào nền kinh tế phi tiền mặt, kinh tế số khi mọi thanh toán được sử dụng online. Thời điểm này hầu hết người dân đang muốn hạn chế tiếp xúc với người bán, người giao hàng vì thế thanh toán điện tử sẽ là lựa chọn ưu tiên của họ. Khi sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến họ thấy tiện ích sẽ tiếp tục duy trì và tạo thói quen sử dụng thường xuyên hơn.

Đại diện của 1 công ty Fintech, Ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 cũng thừa nhận là trong những tháng gần đây khi tín dụng đen dần bị loại bỏ, các công ty Fintech cũng có nhiều cơ hội tiếp cận được các nhà đầu tư và người vay uy tín. Trong đó, vayonline247 tiếp cận được những khoản tiền nhàn dỗi từ những nhân viên văn phòng, các mẹ bỉm sữa, người kinh doanh online, thậm chí là những nhà đầu tư chuyên nghiệp… để giúp họ tối đa hoá lợi nhuận với mức lãi suất (18-20%).

Tuy nhiên, để hỗ trợ các doanh nghiệp Fintech tận dụng được cơ hội phát triển tốt hơn, TS. Cấn Văn Lực đề xuất sớm hoàn thiện hành lang pháp lý quả̉n lý hoạ̣t động Fintech, ban hành quy định thí điểm sandbox đối với các sản phẩm tài chính gắn với công nghệ như Fintech, cho vay ngang hàng… nhằm tận dụng tốt hơn thành quả công nghệ, song vẫn kiểm soát được rủi ro và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp.

Xem thêm: Đầu tư Fintech tăng kỷ lục, doanh nghiệp đua nhau hỗ trợ startup

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *