Sandbox cho fintech – cơ chế thử nghiệm cần theo hướng mở, minh bạch

Trong thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp (DN) rất mong có một cơ chế thử nghiệm (Sandbox) trong lĩnh vực công nghệ tài chính, ngân hàng (fintech).

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn quản lý, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, việc xây dựng Dự thảo sao cho phù hợp với các mục tiêu chính sách trên, vừa đảm bảo tính công bằng, minh bạch giữa các DN là vấn đề nhận được nhiều ý kiến quan tâm.

Cơ chế thử nghiệm Sandbox cho fintech sẽ là nơi cho phép doanh nghiệp được làm những gì pháp luật chưa cho phép làm và/hoặc nơi thử nghiệm của các quy định pháp luật tiềm năng lên hoạt động của doanh nghiệp.

Dựa trên quan điểm tiếp cận đó, VCCI có một số ý kiến cụ thể như sau:

Đối tượng tham gia thử nghiệm Sandbox

Dự thảo dự kiến chỉ áp dụng đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các hoạt động fintech liên quan đến ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, khái niệm Fintech được định nghĩa lại bao gồm cả các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Như vậy, sẽ dẫn đến nguy cơ nhiều hoạt động vẫn thuộc diện Fintech nhưng lại không được tiến hành thử nghiệm.

Ví dụ như các hoạt động ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư chứng khoán, bảo hiểm. Hoặc kết hợp giữa các lĩnh vực này với lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng. Như vậy, các tiếp cận này dường như chưa phù hợp với yêu cầu về “cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo”. Tại Nghị quyết 52-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thêm vào đó, nếu cơ chế Sandbox cho fintech chỉ được xem xét trong ngành ngân hàng thì doanh nghiệp vẫn có thể gặp rủi ro. Bởi khi hoạt động nếu xuất hiện tình trạng chồng chéo về thẩm quyền quản lý, lĩnh vực quản lý giữa Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành khác.

Đối tượng tham gia thử nghiệm Sandbox

Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu mở rộng việc áp dụng cơ chế thử nghiệm fintech này cho tất cả các doanh nghiệp fintech trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Đây là Nghị định của Chính phủ, do đó không bị giới hạn trong mỗi lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Cách tiếp cận mở, sáng tạo

Trên cơ sở ý kiến của DN và chuyên gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: nội dung cần được thử nghiệm nêu trên là các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động Fintech. Theo đó, cơ chế thử nghiệm sẽ cho phép DN được làm những gì pháp luật chưa cho phép làm và/hoặc thử nghiệm các quy định pháp luật tiềm năng.

Do đó, cơ chế thử nghiệm phải có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo; đồng thời dựa trên nguyên tắc đối xử công bằng, minh bạch.

Cơ chế sandbox áp dụng như thế nào

Tuy nhiên, Dự thảo dự kiến chỉ áp dụng đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các hoạt động fintech liên quan đến ngân hàng, tổ chức tín dụng. Trong khi khái niệm fintech lại bao gồm cả các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Theo VCCI, việc quy định như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ nhiều hoạt động vẫn thuộc diện fintech nhưng lại không được tiến hành thử nghiệm.

Ví dụ như các hoạt động ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư chứng khoán, bảo hiểm hoặc kết hợp giữa các lĩnh vực này với lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Dù áp dụng cho ngành nào thì đều có rủi ro

Hơn nữa, nếu cơ chế thử nghiệm chỉ được xem xét trong ngành ngân hàng, DN vẫn có thể gặp rủi ro trong hoạt động khi xuất hiện tình trạng chồng chéo về thẩm quyền, lĩnh vực quản lý giữa NHNN và các bộ, ngành khác.

Vì vậy, VCCI đề xuất, Ban soạn thảo cần nghiên cứu mở rộng việc áp dụng cơ chế Sandbox cho fintech này cho tất cả các DN fintech trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Các lĩnh vực fintech tham gia thử nghiệm cũng nên quy định theo hướng mở, chỉ cần chứng minh được các tiêu chí phân loại thì DN có thể được xem xét xin cấp phép.

Để tạo thuận tiện cho việc áp dụng, cơ quan soạn thảo có thể đưa một phụ lục về danh sách những lĩnh vực đương nhiên thuộc diện thử nghiệm; còn những lĩnh vực khác có thể được xem xét trong trường hợp cụ thể.

Đảm bảo công bằng, minh bạch

Để đảm bảo nguyên tắc đối xử công bằng, minh bạch, nếu một DN được cho phép thử nghiệm một hoạt động, thì các DN có hoạt động tương tự cũng phải được cấp phép. Các đề án tham gia cơ chế thử nghiệm phải được công khai. Điều này vừa tạo tiền đề để thực hiện nguyên tắc đối xử công bằng. Hơn nữa, vừa nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan cấp phép về cơ sở khi công nhận hoặc từ chối một đề án khác.

Đồng thời, VCCI cho rằng, cũng không nên giới hạn số lượng tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm như quy định trong Dự thảo. Những lý do phải giới hạn số lượng tham gia mà cơ quan soạn thảo đưa ra như:

  • do cơ chế thử nghiệm quy mô nhỏ,
  • nguồn lực cán bộ có hạn,
  • không thể gia hạn và chấp thuận cho tất cả các công ty trên thị trường cùng tham gia… là không phù hợp.

Dự thảo áp dụng với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động fintech

Lấy ví dụ trong lĩnh vực vận tải, việc Grab được cấp phép chính thức trước các đối thủ khác đã tạo điều kiện cho ứng dụng này chiếm lĩnh thị trường gọi xe trực tuyến Việt Nam. Theo các DN, việc giới hạn số lượng ở cơ chế thử nghiệm có thể tạo ra ưu thế cho một số DN, gây bất bình đẳng cho các DN khác.

Theo CEO Tạ Thanh Long của vayonline247 – một đơn vị start up trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P landing) cho rằng: cơ chế thử nghiệm và công bố danh sách các doanh nghiệp được thử nghiệm, thị trường sẽ sàng lọc được các doanh nghiệp P2P trá hình, đồng thời mở ra cơ hội phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp P2P đúng nghĩa.

Ngoài ra, Ông Long cũng nói thêm: việc ban hành Sandbox cho fintech sẽ giúp thanh lọc thị trường P2P, giúp cơ quan chức năng có cơ sở để xử lý hàng chục app cho vay tín dụng đen trá hình, mạo danh P2P có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngay cả các công ty P2P hoạt động đúng nghĩa, việc phải “thanh lọc” một lần nữa cũng là cần thiết.

Xem thêm: Vayonline247 tung gói vay ưu đãi 1 tỷ đồng trong mùa Covid-19

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *