Sandbox cho P2P Lending, bao nhiêu doanh nghiệp sẽ được tham gia

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, thị trường đang có khoảng 100 DN cho vay ngang hàng – P2P lending, và dự đoán chỉ 10% đáp ứng các tiêu chí mà Dự thảo về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho Fintech (Sandbox) đề ra.

Hãy cùng VO247 tìm hiểu về cơ chế Sandbox cho P2P lending và doanh nghiệp nào đủ tiêu chí được tham gia

Sandbox sẽ tác động đến P2P Lending như thế nào – một trong những kênh cung ứng vốn mới đang được đánh giá tốt nhất hiện nay.

Cho vay ngang hàng – P2P Lending (P2P) đã xuất hiện ở Việt Nam một cách rầm rộ khoảng 5 năm gần đây, nhưng hiện vẫn chưa có quy định pháp lý cụ thể và điều này phát sinh “không gian” cho các hành vi lừa đảo, tín dụng đen.

Sandbox cho P2P Lending mà NHNN đang đề xuất là bước khởi đầu để các cơ quan chức năng quan sát sự vận hành của P2P và từ đó dự thảo những qui định pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động đặc thù này. Một doanh nghiệp được phép tham gia Sandbox được xem là sự chấp thuận của cơ quan chức năng cho phép hoạt động một cách hợp lệ, ít nhất trong thời gian thử nghiệm. Còn doanh nghiệp không nằm trong danh sách có thể bị thị trường đánh giá thấp hoặc xem là “ngoài vòng kiểm soát”.

Doanh nghiệp muốn tham gia Sandbox phải đáp ứng 6 tiêu chí đã được Dự thảo đề ra. Tuy nhiên, những tiêu chí này chưa cụ thể, ví dụ tiêu chí doanh nghiệp phải đưa ra những giải pháp lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, phải có tính sáng tạo cao mang lại lợi ích cho người sử dụng, phải được quản lý rủi ro tốt… là những khái niệm mang tính định tính, có thể đưa ra những cách hiểu và giải thích khác nhau.

Dự thảo cũng chưa đề ra những cấp độ hoạt động trong lĩnh vực P2P. Hiện doanh nghiệp P2P đang hoạt động tại Việt Nam có thể tạm phân loại theo 4 cấp độ, bao gồm chỉ kết nối nhà đầu tư và bên vay; có thẩm định khả năng trả nợ hay hoàn vốn của bên vay; có quy định lãi suất, phí, thời gian vay, phương pháp trả nợ và các quy định khác liên quan đến nhà đầu tư và bên vay; công ty P2P không những kết nối mà được ủy thác vốn và cho vay có giới hạn.

Các doanh nghiệp tham gia Sandbox phải tự phân loại hoạt động theo các cấp độ, và trên cơ sở đó xây dựng các sản phẩm và quy trình vận hành cụ thể. Từ đó, NHNN sẽ duyệt hồ sơ xin tham gia Sandbox của các đơn vị.

Doanh nghiệp P2P lending cần chuẩn bị những gì để đáp ứng được những tiêu chí xét duyệt của dự thảo Sandbox

Để được xét duyệt tham gia Sandbox, trước hết, các doanh nghiệp P2P cần phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đăng ký theo dự thảo của NHNN bao gồm: Đơn đăng kí tham gia; Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản; Văn bản mô tả về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành đối với giải pháp Fintech đăng kí thử nghiệm; Đề án mô tả giải pháp Fintech.

Ngoài ra, doanh nghiệp P2P cũng nên chuẩn bị các nội dung sau: vốn điều lệ; danh mục các sản phẩm; quy trình kết nối nhà đầu tư và bên vay vốn, quy trình quản trị rủi ro; vấn đề lãi suất và phí…

Hiện nay, thị trường có khoảng 100 công ty P2P, theo ước tính của TS. Nguyễn Trí Hiếu thì chỉ có khoảng 10 công ty đáp ứng được các tiêu chí mà Dự thảo đã đề ra. Trong đó, một số công ty tôi biết cũng đã có sự chuẩn bị sẵn sàng để có thể tham gia Sandbox. 

Những lưu ý để doanh nghiệp P2P đủ điều kiện xét duyệt vào Sanbox

Sau khi được xét duyệt tham gia Sandbox, các công ty P2P nên thường xuyên báo cáo lên cơ quan quản lý để tiếp tục nhận được ý kiến chỉ đạo và các hướng dẫn của cơ quan quản lý, để cuối cùng nhận được “chứng chỉ tốt nghiệp”.

Ngược lại, cơ quan quản lý cũng nên thông báo rộng rãi danh sách những doanh nghiệp được phép tham gia chương trình Sandbox, hay bị loại trừ khỏi Sandbox ở thời điểm nào đó, để thị trường nhận biết những công ty không đạt chuẩn.

Theo Ông Tạ Thanh Long, CEO của VO247 – một start up đi đầu trong lĩnh vực P2P: VO247 tuyệt đối tin tưởng Chính phủ sẽ sớm ban hành các khung pháp lý liên quan đến P2P. Chúng tôi cũng như nhiều doanh nghiệp P2P khác rất mong việc cấp phép thí điểm P2P sớm được triển khai và sẽ nỗ lực hết mình để đáp ứng được các yêu cầu của giấy phép. 

Xem thêm: Năm 2021, đầu tư tiền vào đâu hiệu quả nhất?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *