Thời đại fintech và áp lực cạnh tranh của các công ty tài chính

Công nghệ 4.0 và đặc biệt là fintech đã và đang tạo ra cuộc cách mạng trên nhiều lĩnh vực. Đó chính là một trong những nhân tố giúp các công ty tài chính giảm nhiều chi phí vận hành, chi phí nhân sự, đồng thời tăng được khả năng quản trị rủi ro. Chính sự thay đổi này mà một kênh đầu tư P2P hiệu quả giúp cho thị trường tài chính của năm 2020 đầy thách thức và tiềm năng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, số lượng công ty P2P lending hiện nay vào khoảng 100 công ty (bao gồm cả công ty đã đi vào hoạt động chính thức và một số công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm) như Fiin, VO247, Tima, Vay mượn, Lendmo, Wecash, InterLoan … trong đó, một số công ty P2P lending có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia …

Theo dự thảo báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế – trong đó có cho vay ngang hàng (P2P lending) – của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tuy mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2016, nhưng các công ty P2P lending có sự tăng trưởng mạnh về số lượng công ty tham gia thị trường, số lượng khách hàng, hợp đồng vay vốn kết nối thành công và số phí dịch vụ thu được.

“Điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam và nhìn nhận đây là thị trường có tiềm năng cho P2P lending phát triển”, báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư chỉ rõ.

P2P lending ở Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập.

Một số đối tượng có thể lợi dụng sự biến dạng của mô hình kinh doanh chia sẻ P2P lending rửa tiền, hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi, cho vay cầm đồ biến tướng, hoạt động tài chính theo kiểu kinh doanh đa cấp…, đưa ra quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cạnh tranh để lừa đảo, chiếm dụng vốn của người dân…

Ngoài ra, lĩnh vực này cũng có rủi ro “kép” về thuế và quản lý ngoại hối khi người tham gia giao dịch là người không cư trú sẽ dẫn tới khó khăn trong quản lý ngoại hối và thu thuế, như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu.

Đặc biệt, trong bối cảnh một số quốc gia trong khu vực đang tăng cường quản lý hoạt động P2P lending (Trung Quốc, Singapore, Indonesia…) thì các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty P2P Lending của Trung Quốc đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, khung khổ pháp lý hiện hành ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể đối với hoạt động P2P lending, các công ty hoat động trong lĩnh này đăng ký ngành nghề kinh doanh là dịch vụ cầm đồ (ngành nghề kinh doanh có điều kiện), tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, môi giới tài chính…

Vì vậy, Bộ Kế hoạch và đầu tư lưu ý, hoạt động của mô hình P2P lending mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực nhưng nếu không được quản lý, giám sát chặt thì có thể phát sinh các loại hình biến tướng, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.

Theo nguồn tin của ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), hiện cơ chế thử nghiệm sandbox (trong đó có P2P lending) đã được NHNN trình Bộ Tư pháp thẩm định.

Thị trường P2P sẽ bứt phá ở thời đại fintech 4.0

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thời đại fintech ở Việt Nam rất tiềm năng bởi tỷ lệ người dân chưa tiếp cận được kênh tín dụng chính thức còn khá lớn. Với ưu điểm giải ngân nhanh chóng, không yêu cầu thế chấp tài sản…, P2P là kênh tiếp cận vốn hữu hiệu cho người dân có thu nhập thấp.

Một lợi thế khác của các công ty đầu tư P2P là cho vay qua nền tảng công nghệ, không bị hạn chế bởi rào cản địa lý. Chính vì vậy, các công ty này hoàn toàn có thể mở rộng hoạt động đến tận khách hàng vùng sâu, vùng xa. Các tiến bộ của công nghệ cũng ngày càng trở thành công cụ đắc lực cho các công ty P2P vận dụng để thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng, chấm điểm tín dụng, giải ngân…

Nhiều doanh nghiệp cho hay, rào cản lớn nhất của thị trường P2P là chưa có hành lang pháp lý chính thức khiến “trắng đen lẫn lộn”, người dân không phân biệt được công ty P2P đúng nghĩa và công ty P2P trá hình, có cái nhìn thiếu thiện cảm về mô hình này. Tuy nhiên, một khi NHNN đưa ra cơ chế thử nghiệm và công bố danh sách các doanh nghiệp được thử nghiệm, thị trường sẽ sàng lọc được các doanh nghiệp P2P trá  hình, đồng thời mở ra cơ hội phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp P2P đúng nghĩa.

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của VO247 chia sẻ: Hiện thời đại fintech của Việt Nam khá cạnh tranh. Thời gian tới, khi hàng lang pháp lý thử nghiệm ra đời, lợi thế sẽ nghiêng về các công ty hoạt động theo đúng mô hình chuẩn chỉnh, áp dụng tối đa được công nghệ tiên tiến. VO247 trú trọng xây dựng hệ thống nhân sự trình độ cao, áp dụng công nghệ số quản lý rủi ro, đảm bảo hiệu quả, an toàn tối đa cho nhà đầu tư. Do đó chỉ cần số vốn nhỏ từ 10 triệu đồng và kỳ hạn ngắn 10 – 90 ngày, nhà đầu tư có thể hưởng lãi suất từ 15 – 20%/năm mà không mất chi phí đầu tư.

Dù được cấp phép hoạt động thử nghiệm khá muộn, song P2P ở Việt Nam còn rất nhiều dư địa phát triển, là mảnh ghép rất cần thiết để bổ khuyến cho tín dụng ngân hàng, công ty tài chính. Sắp tới, hệ thống ngân hàng sẽ được nối dài cánh tay xuống tận vùng sâu, vùng xa nhờ mạng lưới ngân hàng đại lý. Tuy nhiên, hệ thống đại lý này chỉ được thực hiện một số nghiệp vụ hạn chế, không thể thay ngân hàng để phát triển tín dụng. Nói cách khác, ở thị trường gần 100 triệu dân Việt Nam, “miếng bánh” P2P vẫn rất hấp dẫn.

Xem thêm: Nhà đầu tư tăng tài trợ vốn cho DN vừa và nhỏ qua nền tảng Fintech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *