Thử nghiệm Sandbox để kiểm soát cho vay ngang hàng

Hiện xuất hiện rất nhiều app cho vay tiền hoạt động dưới hình thức tín dụng đen. Nếu trễ hẹn trả nợ, người vay sẽ bị các đối tượng bôi nhọ danh dự lên mạng xã hội. Hình thức cho vay ngang hàng đang bị lợi dụng trở thành tín dụng đen. Bởi vậy, việc sớm thử nghiệm Sandbox để lập lại trật tự cho thị trường này là điều cần thiết nhất.

Thế giới “ngầm” cho vay P2P landing

Chỉ cần gõ cụm từ “vay tiền qua app” hoặc “vay online” sẽ có gần 100 ứng dụng cho vay trực tuyến được hiện ra. So với năm 2019, số lượng các app hiển thị đã giảm gần một nửa.

Chị Thúy – người đã nhiều lần vay tiền qua app cho biết, nhiều app trên các ứng dụng có mối quan hệ với nhau, bán thông tin khách hàng cho nhau. “Các app này dường như cùng một công ty, vì em đã nhiều lần vay tiền và chuyển khoản. Họ đưa ra một tài khoản như nhau để người vay chuyển tiền vào tài khoản công ty đó”, chị Nguyễn Thị Thúy – người vay tiền online nói.

Nhiều thủ đoạn luồn lách

Nhiều ứng dụng cho vay đã đổi tên để lẩn tránh sự tấn công của lực lượng công an.

thử nghiệm sandbox
App đổi tên để tránh cơ quan chức năng

Ví dụ ứng dụng UVay đổi thành EVay; Xe tiền nhanh thành Ví vay nhanh. Hoặc một số app co cụm lại như app Ví tò mò, Vay40 hay là vay vui vẻ… Khi mở các app này sẽ xuất hiện hàng chục app con, cùng thủ đoạn cho vay 1 triệu đồng sau 6 ngày phải trả 1.500 đồng, tương đương với lãi hơn 250%/tháng, chưa tính các khoán tiền phạt và lũy tiến nếu khách hàng không trả đúng hạn.

Trung tá Đỗ Minh Phương – Phó trưởng phòng Trọng án Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cho biết: “Những cái app này không được đưa lên kho ứng dụng của Google là Play Store. Sau khi các đối tượng cho vay duyệt cho người vay mới cài app vào điện thoại”.

Số lượng app cho vay ngày càng tăng mạnh

Bộ Công an cũng đã xác định được khoảng 70 công ty, tổ chức tài chính chưa được cấp phép cho vay ngang hàng để hoạt động tín dụng đen. Chỉ trong một thời gian ngắn, có những công ty đã thu hút hơn 1,5 triệu khách hàng với số tiền giao dịch lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 – một starup trong lĩnh vực cho vay ngang hàng cho biết: Là người hoạt động trong lĩnh vực P2P, hoạt động này là một thế giới “ngầm” của giới cho vay. Khách hàng vay công ty A trả không được, thông tin này sẽ được chuyển cho công ty B. Công ty B tiếp tục mời chào người vay trên app của họ để trả khoản nợ trên. Theo cách này, có người vay đến 4 app khác nhau và số tiền vay sau lúc nào cũng cao hơn số tiền trước và lãi cũng gia tăng.

Thử nghiệm cơ chế Sandbox
Thử nghiệm cơ chế Sandbox

Cần làm rõ nguồn tiền cho vay tránh rủi ro trong khi chờ thử nghiệm Sandbox

Theo Ông Cấn Văn Lực – một chuyên gia kinh tế nhận định nền kinh tế đang chờ khung pháp lý về P2P, thanh toán và thử nghiệm Sandbox… Đây là chương trình thí điểm cần thiết, bởi hiện nay các sản phẩm tài chính sử dụng công nghệ được sử dụng rộng rãi mà chưa có quy định nào chi phối, dẫn đến các hoạt động cho vay không chính thức, “chui”, trá hình, lừa đảo… gây thiệt hại cho nền kinh tế, người dân.

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng nhìn nhận, việc có một khuôn khổ cơ chế thử nghiệm Sandbox có kiểm soát cho hoạt động Fintech sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ. Đặc biệt, sẽ hạn chế rủi ro xảy ra cho khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ Fintech chưa được cho phép chính thức là rất cần thiết.

Trong khi chờ thử nghiệm cơ chế Sandbox, để tránh rủi ro cho bản thân, ông Tạ Thanh Long lưu ý, người dân cần tỉnh táo để phân biệt app “làm ăn chân chính” hay App lừa đảo.

Theo đó, khi vay tiền người dân phải yêu cầu app cho vay công khai, minh bạch tổng số tiền cần phải nộp là bao nhiêu. Xem tổng chi phí có đúng như lãi suất mà họ công bố không là biết ngay cách làm ăn của những app cho vay này ra sao.

Xem thêm thử nghiệm Sandbox tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *