Thúc đẩy khởi nghiệp trong Fintech Việt

Trong các công ty Fintech hoạt động ở Việt Nam, khoảng 70% là công ty khởi nghiệp của Việt Nam. Thúc đẩy khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech sẽ thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành công nghệ Việt.

Phát triển cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech

Theo báo cáo GFH (năm 2018), có 7 trung tâm công nghệ tài chính (Fintech) quốc tế và 23 trung tâm Fintech khu vực, trong đó Trung Quốc có 4 trung tâm Fintech quốc tế và 6 trung tâm Fintech khu vực. Ngoài ra, theo thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng – ĐHQG TP HCM, trong số các công ty Fintech hoạt động ở Việt Nam hiện nay, có khoảng 70% là các công ty khởi nghiệp của Việt Nam.

thúc đẩy khởi nghiệp trong nước
Thúc đẩy khởi nghiệp Fintech – phát triển cộng đồng khởi nghiệp

Việc cấp thiết là cần xây dựng một cơ sở dành riêng cho các công ty khởi nghiệp Fintech và cộng đồng thúc đẩy khởi nghiệp. Level 39 tại London là một ví dụ để thu hút cộng đồng thúc đẩy khởi nghiệp Fintech cùng với các công ty lâu đời có danh tiếng trong ngành.

Phát triển cộng đồng khởi nghiệp Fintech

Tạo điều kiện để các công ty khởi nghiệp tiếp xúc với các cá nhân/doanh nghiệp thành công trong khởi nghiệp (mentor). Một thành phần quan trọng trong giai đoạn khởi nghiệp là sự hỗ trợ của các cố vấn, đây là các doanh nhân thành đạt, các chuyên gia trong ngành.

Do đó, xây dựng một nhóm các cố vấn chất lượng, những người sẵn sàng hỗ trợ các công ty mới khởi nghiệp với kinh nghiệm và mối quan hệ của họ. Tiếp cận nguồn tài trợ là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ sinh thái Fintech thịnh vượng, vì các công ty khởi nghiệp cần vốn rủi ro để tồn tại, phát triển và tăng trưởng.

Các nguồn tài trợ cho hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp ở Việt Nam đã có nhưng vẫn cần phải cải thiện như hoàn thiện luật pháp về đầu tư mạo hiểm. Để trở thành một nơi hấp dẫn cho các nhà đầu tư và khởi nghiệp Fintech. Nếu thu hút được vốn đầu tư cho Fintech từ các định chế tài chính quốc tế lớn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.

Fintech cũng nên được gia tăng kênh tiếp cận tài chính cho người dân bằng công nghệ số

Việt Nam có khoảng hơn 150 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực tài chính công nghệ (fintech) và 70% trong số đó là các công ty khởi nghiệp với các lĩnh vực: vay tiền online, thanh toán số.

Theo Ông Tạ Thanh Long, CEO của công ty vayonline247 cho rằng: lãi suất chính là mối quan tâm hàng đầu khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lãi suất vay tiền sẽ không giống nhau. Bởi điều này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như mức vay, mục đích, thời hạn vay ngắn dài… 

Chính vì thế bạn cần phải cân nhắc cân nhắc tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ cho vay có mức lãi suất phù hợp. Để chọn được gói vay lãi suất thấp, bạn nên tham khảo nhiều nơi và so sánh mức lãi. Từ đó suy xét kỹ nhu cầu và khả năng trả nợ của mình trước khi đăng ký vay.

Phát triển mảng dịch vụ tài chính

Ở Việt Nam, lâu nay mảng dịch vụ tài chính vẫn được xem là dịch vụ khá nhạy cảm vì phát sinh nhiều vấn đề về an ninh trật tự. Tuy nhiên xét về bản chất, đây là dịch vụ tài chính đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng muốn vay tiền trong thời gian ngắn với các khoản tiền nhỏ hoặc các khách hàng chưa đáp ứng điều kiện vay từ các tổ chức tín dụng. Điểm lợi thế của dịch vụ vay tiền online là thủ tục đơn giản, nhanh gọn và trả nợ linh hoạt.

Xem thêm: tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *