Triệt phá tín dụng đen cho vay lãi cắt cổ tại Hải Dương

Vào dịp cuối năm, nhu cầu vốn và mua sắm tiêu dùng của người dân thường tăng cao, trở thành mảnh đất màu mỡ cho tín dụng đen hoạt động. Không ít đối tượng đã đưa ra các chiêu trò cho vay với lãi suất mà chúng gọi là “ưu đãi” với hình thức thủ tục vay đơn giản. Trong thời gian ngắn gần đây, lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương đã triệt phá hàng chục ổ nhóm tín dụng đen.

Hãy cùng VO247 tìm hiểu rõ hơn về ình thức cho vay tín dụng đen với lãi suất cắt cổ

Cuối năm thì nhu cầu vốn và mua sắm tiêu dùng tăng cao trở thành mảnh đất màu mỡ cho tín dụng đen hoạt động

Từ hoạt động “tín dụng đen” đã phát sinh ra nhiều vụ việc khác về trật tự xã hội như: cướp tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, gây mất an ninh trật tự tại khu dân cư. Lê Công Hanh là 1 trong 4 đối tượng cầm đầu trong đường dây tín dụng đen, cho vay nặng lãi vừa bị Công an tỉnh Hải Dương triệt phá.

Từ một tiệm cầm đồ treo biển “Văn phòng tư vấn tài chính” tại huyện Thanh Hà, trong 3 năm, các đối tượng trong ổ nhóm tín dụng đen này đã câu kết, hùn vốn, nhanh chóng mở rộng mạng lưới lên hàng chục cơ sở cho vay nặng lãi.

Từ cuối năm 2017 đến nay, các đối tượng đã cho gần 3.800 lượt người vay tiền, với tổng số gần 60 tỷ đồng, tiền lãi đã thu về là hơn 24 tỷ đồng. Thủ tục, giấy tờ vay tiền đơn giản, chỉ cần chứng minh thư, nhưng lãi suất “cắt cổ”, lên tới 180%/năm.

“Chỉ cần chứng minh thư là làm thủ tục vay tiền. Hợp đồng không ghi lãi suất, chỉ thỏa thuận ở ngoài là 109 – 180%/năm”, đối tượng Lê Công Hanh (huyện Thanh Hà, Hải Dương) cho biết. Cũng giống nhiều ổ nhóm hoạt động cho vay nặng lãi khác, khi các “con nợ” không có tiền trả nợ, các đối tượng trong một ổ nhóm khác cũng đã gây sức ép lên người nhà, đe dọa nạn nhân, thậm chí sẵn sàng dùng hung khí đánh người gây thương tích.

Khi bị lực lượng chức năng triệu tập, với bản tính của những đối tượng lưu manh, côn đồ, các đối tượng đã thống nhất lời khai và cho một người đứng ra nhận tội thay đồng bọn…

Phải mất khá nhiều thời gian đeo bám, theo dõi, các trinh sát mới phát hiện các đối tượng cầm đầu có sử dụng phần mềm quản lý và điều hành hoạt động cho vay tín dụng đen.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Công an tỉnh Hải Dương đã bóc tách, truy quét, triệt phá hàng trăm vụ việc cho vay nặng lãi trên địa bàn tỉnh.

“Chúng tôi đã xác lập, đấu tranh, làm tan rã các ổ nhóm cho vay nặng lãi trên địa bàn huyện Thanh Hà, xác định giao dịch dân sự với số tiền lớn, khoảng 60 tỷ đồng; đấu tranh giải quyết gần 150 vụ việc liên quan đến tín dụng đen, với khoảng 200 đối tượng có liên quan đến tín dụng đen”, Thượng tá Bùi Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cho hay.

Siết nợ, đòi nợ thuê, cố ý gây thương tích, cướp, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, làm mất uy tín, danh dự, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự… là những hệ lụy đi kèm với hoạt động tín dụng đen.

Cách nhận biết các tổ chức tài chính uy tín

Các cơ quan chức năng đưa ra các cảnh báo người dân cần tìm hiểu, nắm rõ thông tin, đến các ngân hàng, công ty tài chính uy tín có mức lãi suất rõ ràng, thông tin minh bạch. Ngoài ra cần phải là những đơn vị có nguồn vốn vay tiêu dùng hợp pháp để tiếp cận các nguồn vốn vay, tránh tiếp cận nguồn vốn từ các cơ sở cầm đồ, cho vay, kinh doanh tài chính, dịch vụ đòi nợ và các cơ sở kinh doanh khác có biểu hiện hoạt động cho vay nặng lãi.

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của VO247 – một start up đi đầu trong lĩnh vực đầu tư cho vay ngang hàng chia sẻ: với bất kỳ loại hình tín dụng nào, tổ chức cho vay cũng phải xem xét đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu cho vay mà không đòi được nợ chắc chắn không tổ chức nào muốn cho vay. Với tín dụng đen, họ cho vay dễ hơn, song lãi suất cao hơn và đòi nợ cũng gắt gao hơn. Mặt khác, luật pháp hiện nay cũng dần siết chặt việc đòi nợ theo kiểu tín dụng đen nên khi cho vay ra họ cũng phải xem xét khả năng trả nợ của người vay.

Ngoài ra, CEO Tạ Thanh Long cũng chia sẻ thêm trong Talk show của VTC1 về thị trường P2P Lending trong năm 2020 và tiềm năng trong năm 2021. Ông Long cho rằng thị trường P2P tại Việt Nam rất sôi động với nhiều công ty tham gia, kể cả các công ty có yếu tố nước ngoài. Các công ty P2P ngoại hoạt động mang tính chất tận thu, không đem lại sự bền vững cho thị trường này gây ra nhiều hệ lụy.

Bởi vậy, người dùng khó phân biệt được công ty P2P nào là uy tín nên rất dễ bị sập bẫy tín dụng đen. Ông Long đưa ra những lời khuyên dành cho người tiêu dùng tránh mắc bẫy tín dụng đen là: Người vay dễ bị mê hoặc bởi những hình ảnh ngôn từ hấp dẫn trên mạng.  Vì thế khi có nhu cầu vay thì người vay nên tìm hiểu rõ thông tin về công ty, có địa chỉ thông tin, đăng kí kinh doanh rõ ràng, thông tin minh bạch rõ ràng hay không.

Xem thêm: Cảnh báo rủi ro hoạt động P2P lending ngoại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *