Vay tiền mùa dịch Covid-19: nhiều chiêu trò lừa đảo

Hiện nay, trong mùa dịch Covid 19 nhiều người gặp khó khăn nên nhu cầu vay tiền tăng mạnh. Chính vì vậy nhiều hình thức lửa đảo tinh vi cũng phát triển theo. Ngân hàng nhà nước đã phát ra cảnh báo người dân vì các hành vi lừa đảo này. Từ mạo danh ngân hàng, đến cầm cố giấy tờ giả, lừa mở thẻ tín dụng…Hãy cùng Vayonline tìm hiểu những hình thức lửa đảo này để tránh gặp phải rủi ro không đáng có

Tâm lý muốn vay tiền nhanh chính là điểm yếu

Vay tín chấp lãi suất hấp dẫn, hồ sơ chỉ cần bản chụp CMND, bằng lái xe… và giải ngân trong vòng 24h không cần gặp mặt, thậm chí có nợ xấu vẫn có thể vay tiền… Đây là những lời quảng cáo đang tràn lan trên nhiều trang mạng, đối tượng đưa thông tin thường tự nhận là nhân viên các ngân hàng, công ty tài chính.

Khi tìm được các “con mồi” có nhu cầu vay tiền nhanh, các đối tượng thường yêu cầu nạn nhân chuyển khoản một khoản tiền được gọi là phí làm hồ sơ, phí bảo hiểm rủi ro hoặc phí thanh toán đợt 1… Sau khi nạn nhân chuyển tiền những đối tượng này sẽ chặn facebook, chặn điện thoại và “lặn mất tăm”. Sau khi yêu cầu nạn nhân gửi các giấy tờ và thông tin cá nhân, chúng sẽ yêu cầu đóng một khoản phí, phổ biến là “phí bảo hiểm rủi ro”, dao động từ 1 – 2 triệu đồng rồi chiếm đoạt khoản phí này.

Giả mạo thông tin, tài khoản trên mạng xã hội là nhân viên ngân hàng

Để “con mồi” tin tưởng, những kẻ lừa đảo thường để ảnh đại diện tài khoản trên mạng xã hội hoặc gửi hình ảnh cho khách hàng là hình mặc đồng phục, đeo biển tên cán bộ giả mạo, hình ảnh hội thảo, các hoạt động chung của của công ty tài chính hoặc ngân hàng…Mới đây, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa phải lên tiếng cảnh báo về những đối tượng giả mạo nhân viên ngân hàng này để lừa đảo. Theo đó, Ngân hàng cho biết, tthời gian gần đây, một số đối tượng giả mạo cán bộ, nhân viên MB đánh vào tâm lý cả tin của khách hàng nhằm lấy cắp thông tin cá nhân (số thẻ căn cước công dân, CMND, sổ hộ khẩu) với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo khi vay tiền nhanh

Thủ đoạn lừa đảo phổ biến là sử dụng hình ảnh giả mạo gửi cho khách hàng để chứng minh khách hàng đã được giải ngân khoản vay vào tài khoản vừa mở tại ngân hàng. Sau đó, yêu cầu nộp trước một khoản tiền cho kỳ thanh toán đầu tiên vào một số tài khoản mà kẻ gian cung cấp. Cuối cùng, đối tượng chặn toàn bộ liên lạc với khách hàng sau khi đã nhận tiền…

Tương tự, BIDV, Công ty Tài chính SHB Finance, Fiin, vayonline247… cũng đã từng lên tiếng cảnh báo thủ đoạn tương tự.

Thủ đoạn lừa phát hành thẻ tín dụng

Hoặc mới đây, Ngân hàng Xây dựng (CB) cũng khuyến cáo khách hàng cảnh giác với chiêu trò lừa đảo phát hành thẻ rồi yêu cầu khách hàng chuyển tiền, phí để mở thẻ. CB khẳng định, tính đến thời điểm hiện tại, ngoài sản phẩm thẻ CB ghi nợ nội địa (ATM), Ngân hàng chưa phát hành bất kỳ loại thẻ đa năng hay thẻ tín dụng ra thị trường.

Tuyệt đối không chuyển khoản cho đối tượng chào mời vay tiền

Với các thủ đoạn lừa đảo trên, phía MB khẳng định hiện MB không thực hiện nhận hồ sơ cho vay qua các trang mạng, ứng dụng xã hội (Facebook, Zalo…) hoặc qua bất cứ trung gian nào, đồng thời không yêu cầu khách hàng chuyển bất cứ khoản tiền nào trước khi giải ngân cho vay.

“Quy trình vay vốn tại ngân hàng được thực hiện đầy đủ các bước về thẩm định, ký hồ sơ giấy tờ theo quy định. Do đó, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ để tránh bị kẻ gian lấy cắp thông tin cá nhân và sử dụng trái phép” – MB cho biết.

Phía BIDV cũng khuyến cáo khách hàng không cung cấp các thông tin cá nhân cho người lạ hoặc cung cấp tại các trang web giả mạo BIDV.

Ngân hàng này khẳng định các loại phí dịch vụ liên quan đến giao dịch tại ngân hàng đều được BIDV thu trực tiếp từ khách hàng và cung cấp chứng từ hợp lệ, đồng thời biểu phí dịch vụ được ngân hàng này niêm yết công khai theo quy định tại các điểm giao dịch và tại trang web chính thức của BIDV.

Lừa đảo theo kiểu tín dụng đen online từ hình thức cho vay ngang hàng

Vay qua app thực chất là một ứng dụng cho vay tín chấp, người đi vay không cần có tài sản đảm bảo và người cho vay thì dựa vào uy tín của người đi vay về thu nhập và khả năng trả nợ để cho vay. Các giao dịch được thực hiện trực tuyến, thông qua các trang web, các sàn giao dịch trực tuyến hoặc các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh.

Việc vay và cho vay tiền qua App rất thuận lợi, người có nhu cầu vay tiền nhanh chóng được đáp ứng với một số thao tác đăng ký đơn giản trên máy tính như: tải app, điền thông tin cá nhân, số tài khoản nhận tiền, gửi ảnh chụp cá nhân và chứng minh nhân dân, đồng ý cho App truy cập danh bạ cá nhân. Tuy nhiên, có nhiều App cho vay biến tướng, trở thành một dạng của tín dụng đen, kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Trước tình trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng cần xem lại thời gian cũng như cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech, trong đó có hoạt động cho vay qua App nhằm có thể nhanh chóng kiểm soát được hoạt động cho vay đang gây nhiều bất ổn cho xã hội. 

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng nhìn nhận, việc có một khuôn khổ cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ. Đặc biệt, sẽ hạn chế rủi ro xảy ra cho khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ Fintech chưa được cho phép chính thức là rất cần thiết.

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của Vayonline247 – một công ty đi đầu trong lĩnh vực vay ngang hàng cũng khẳng định công ty không thu phí tư vấn và miễn phí làm hồ sơ đối với các khoản vay. Ngoài ra, với mục đích giúp người dân dễ dàng có thể tiếp cận được những khoản vay lãi suất thấp, minh bạch đồng thời người cho vay được thoải mái đầu tư một cách dễ dàng, tiện lợi, Vayonline247 đã thu hút được hơn 30.000 người sử dụng chỉ sau 1 năm ra mắt.

Ông Long nói thêm: trên hệ thống ứng dụng sản phẩm chúng tôi công khai minh bạch hai yếu tố: Cho vay và Vay tiền. Trong các yếu tố này, vayonline247 đều công khai các khoản lãi phí, thời hạn… Trong điều khoản chúng tôi đưa ra quy định rõ ràng về phí phạt quá hạn thì được tính thế nào. Có thể thấy các phần phí lãi chúng tôi đều minh bạch, minh bạch trước khi người vay quyết định vay.

Những lưu ý quan trọng khi có nhu cầu vay tiền

Theo khuyến cáo của các ngân hàng, khi có đối tượng tự xưng nhân viên ngân hàng, công ty tài chính mời chào các khoản vay nhanh, thậm chí có nợ xấu vẫn vay được, khách hàng cần đặc biệt cảnh giác, yêu cầu xuất trình thẻ nhân viên.

Đối với những trường hợp nhận được lời tư vấn làm giả hồ sơ hoặc chỉnh sửa thay đổi thông tin trên hồ sơ vay như chỉnh sửa CMND, làm giả sao kê ngân hàng và các chứng từ khác để làm hồ sơ vay hoặc yêu cầu các khoản phí thẩm định, phí tư vấn, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin hoặc làm theo yêu cầu, đồng thời thông báo ngay cho phía ngân hàng, công ty tài chính và cơ quan công an.

Theo Ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 lưu ý, người dân cần tỉnh táo để phân biệt app “làm ăn chân chính” hay App lừa đảo. Người dùng nên tìm tới website chính thức của đơn vị cung cấp dịch vụ, kiểm tra có phải công ty đăng ký kinh doanh đúng pháp luật Việt Nam hay không?

Tìm hiểu thêm các hoạt động của công ty có được công bố công khai trên website và rộng khắp trên các phương tiện truyền thông chính thống như báo điện tử uy tín hay các Đài truyền hình hay không? Các quy định Lãi Phí có rõ ràng trước khi vay hay không? Chính sách bảo mật thông tin, quyền riêng tư của người dùng như nào?Với các thông tin cơ bản trên, nếu người dùng tìm hiểu kỹ chút sẽ tránh gặp phải những công ty trá hình.

Xem thêm: Cảnh giác với những chiêu trò của tín dụng đen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *