Vay tiền online và cách vá lỗ hổng tín dụng đen

Vay tiền online không còn là cụm từ xa lạ ở thị trường Việt Nam. Chỉ trong thời gian ngắn, hình thức này đã phình to với gần 200 app cho vay trực tuyến.

Thời gian vừa qua, dư luận liên tục nóng lên bởi hiện trạng “tín dụng đen” hoành hành, trong đó, hoạt động cho vay trực tuyến (vay tiền qua app) cũng nổi lên với hàng loạt bài học nhãn tiền, người vay không chỉ chịu một lãi suất “trên trời” mà còn bị đòi nợ theo kiểu khủng bố, đe dọa, đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự,… Theo cảnh báo từ cơ quan Công an, nhiều ứng dụng trong số này cho vay với lãi suất lên tới 2,5%/ngày, tương đương 17,5%/tuần, 75%/tháng và 912,5%/năm. Hãy cùng vayonline247 có cái nhìn đa chiều hơn về hình thức vay tiền online nhé

Công nghệ đầu tư cho vay ngang hàng 4.0

Công nghệ đã mang lại nhiều tiện ích vô cùng lớn cho xã hội. Từ những ứng dụng gọi xe trực tuyến, mua hàng trực tuyến,… mà còn thay đổi phương thức kinh doanh trong ngành tài chính. Với sự hỗ trợ của công nghệ, chỉ cần có một thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính xách tay có kết nối internet, người tham gia có thể vay tiền nhanh và cho vay một cách nhanh chóng.

Cho vay ngang hàng giúp kết nối những người đang có tiền nhàn rỗi với những người cần tiền trong ngắn hạn, thông qua một nền tảng trực tuyến. Mối quan hệ giữa người vay và người cho vay trong P2P Lending là ngang hàng. Họ có thể hoán đổi vai trò một cách linh hoạt theo từng hoàn cảnh, nhu cầu cụ thể. Mô hình P2P Lending đích thực hướng tới giảm thiểu tín dụng đen cùng một nền tảng vay văn minh, nhanh chóng và tiện lợi.

Hiện nay, trên thị trường có khoảng 200 app cho vay ngang hàng P2P lending. Tuy nhiên, chỉ số ít trong đó hoạt động thực sự minh bạch, phát triển đồng bộ theo hướng tích cực. Đơn cử như: Vayonline247, Fiin, vay mượn, Lendbiz, Tima…

Điểm mạnh của các doanh nghiệp P2P lending là đơn giản hóa mọi quy trình.

Điểm mạnh của P2P Lengding sẽ giúp đơn giản hóa mọi thứ dựa trên nền tảng công nghệ 4.0. Linh hoạt trong các khâu trung gian và giảm thiểu chi phí, người vay tiết kiệm thời gian và được hưởng mức lãi suất hợp lý, trong khi nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận 15 – 20%/năm.

Nếu như các nhà đầu tư bất động sản cần có nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chứng khoán phải có kiến thức về tài chính… và đều phải phụ thuộc vào thị trường, thì mô hình đầu tư P2P có sự ổn định đáng kể khi mức lãi suất là cố định, nhà đầu tư cũng không cần phải chạy theo các thông tin về biến động trên thị trường. Các nhà đầu tư có số vốn nhỏ đều có thể tham gia và đạt được hiệu quả về lợi nhuận. Thực tế thống kê của các công ty P2P trên thế giới chỉ ra hơn 80% nhà đầu tư đã được đáp ứng kỳ vọng và thậm chí là vượt mức lãi suất dự kiến.

Những lưu ý khi đầu tư cho vay tiền online qua mô hình kết nối tài chính

Ở Việt Nam, một số công ty P2P Lending đã tiên phong trong lĩnh vực tài chính công nghệ. Ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI và dữ liệu lớn Big Data để giải quyết bài toán an toàn, bảo mật, hiệu quả giữa người vay và người cho vay. “Với số tiền lãi một tháng khoảng từ 1-3 triệu đồng, tôi có thể chi trả hoàn toàn cước phí di động, hóa đơn điện nước, phí dịch vụ chung cư và tiền xăng xe. So với việc gửi tiền tích kiệm trước kia, tôi thấy mình đầu tư hiệu quả và quản lý tài chính thông minh hơn”, anh Đức Thịnh, quản lý kinh doanh tâm sự.

“Nếu đầu tư online qua ứng dụng, tôi tự do lựa chọn, có thể chỉ cho vay 5 – 10 ngày hoặc vài tháng. Tiền của tôi linh động. Cần là có thể rút liền. Hơn nữa, các dịch vụ hoàn toàn miễn phí”, Nguyễn Mạnh Cường, một nhà đầu tư cá nhân cho biết.

Đồng quan điểm, anh Ngô Nguyễn Tử Anh, chuyên viên IT bổ sung: “Có tiền, mình khá ngại tìm hiểu các hình thức đầu tư vì bận và thấy khá lằng nhằng về thủ tục. Để không thì phí. Cho vay qua ứng dụng thì khác hẳn. Mình lựa chọn được cho ai vay, cho vay bao lâu, lãi suất ra sao, rất đơn giản, rõ ràng. Đến ngày đến tháng tiền tự về tài khoản. Mọi thứ rõ ràng mình cũng an tâm”.

Tương tự, là kế toán dày dặn kinh nghiệm, chị Vân Anh cũng có chút vốn liếng lận lưng. Chị cho biết: “Tôi mê kinh doanh từ bé. Giờ vướng vào bàn ghế công sở nhưng vẫn ham. Tiền của mình cứ phải lưu thông, đầu tư này nọ chứ không ở yên một chỗ được. Cài app online, mình đầu tư rất tiện. Cái quan trọng là an toàn, đầu tư không rủi ro, đầu tư cho vay kiểu gì cũng có lãi. Sau khi thử đầu tư 2 triệu thấy an toàn, giờ tôi mạnh dạn đầu tư hàng tháng trên 50 triệu”.

Tuy nhiên theo ông Tạ Thanh Long, CEO của ứng dụng Vayonline247, các nhà đầu tư vẫn cần thận trọng tránh những rủi ro: để an toàn và hiệu quả, các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thông tin của các ứng dụng hay các website đầu tư trước khi quyết định đầu tư, nên lựa chọn tham khảo từ những nguồn tin cậy và được báo chí chính thống khuyên dùng.

Chính sách chậm hơn thực tiễn?

Tuy nhiên, bên cạnh những app cho vay chính thống, kinh doanh minh bạch thì tồn tại rất nhiều app đen biến tướng. Những app tín dụng đen này đa phần có xuất phát từ nước ngoài như Trung Quốc. Nó có rất nhiền biến thể, các app này dường như có 1 sợi dây vô hình liên kết với nhau để khiến người vay sập bẫy. App đen hoạt động dựa trên sự lợi dụng kẽ hở của cơ chế chính sách quản lý của Fintech chưa rõ ràng.

Thực tế, chỉ cần một từ khóa “vay tiền online” hay “vay tiền nhanh”… không khó để cho ra hàng ngàn các kết quả hiển thị, với một số thao tác đơn giản: tải app, điền thông tin cá nhân, số tài khoản nhận tiền, gửi ảnh chụp cá nhân và chứng minh nhân dân,… người vay đã nhanh chóng “sập bẫy” vào vòng cuốn của “tín dụng đen” và sau đó là hàng loạt những hệ lụy khôn lường.

Trước thực trạng trên, để quản lý hình thức cho vay “biến tướng” này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra chính sách thử nghiệm Sandbox (khung cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới) nhằm kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech), trong đó, có một số lĩnh vực được NHNN chuẩn bị Sandbox gồm thanh toán, tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P) hay cho vay online, hỗ trợ định danh khách hàng điện tử (eKYC), thời gian thử nghiệm các giải pháp này kéo dài 1-2 năm.

Theo nhiều chuyên gia, việc ban hành Sandbox là phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam, sẽ giúp thanh lọc thị trường P2P, giúp cơ quan chức năng có cơ sở để xử lý các app cho vay “tín dụng đen” trá hình, mạo danh P2P có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngay cả các công ty P2P hoạt động đúng nghĩa, việc phải “thanh lọc” một lần nữa cũng là cần thiết.

Thông tin với báo chí TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng, cũng đề xuất: “Việc đưa ra cơ chế thử nghiệm cho mô hình P2P là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo tôi, chỉ nên thử nghiệm 1 năm, thay vì kéo dài đến 2 năm như dự thảo hiện hành của NHNN, bởi càng sớm cấp phép cho các doanh nghiệp P2P nghiêm túc hoạt động, thì càng thu hẹp đất sống cho các công ty trá hình, lừa đảo”.

Thực tế, trong khi chờ chính sách, thời gian vừa qua không ít người dân, doanh nghiệp vẫn đang ngày ngày giáp mặt với biến tướng “tín dụng đen” trực tuyến, vừa phải chịu lãi suất “trên trời”, đi cùng với đó là hình thức đòi nợ kiểu khủng bố, bêu riếu,… người vay trên các trang mạng xã hội làm mất danh dự, uy tín khiến nhiều người có ý định tự tử. Vậy, “lỗ hổng” từ đâu? Vá lại như thế nào?

Cần thêm các chính sách đi kèm cho vay tiền online

Thông tin với báo chí, ông Ngô Tấn Vũ Khanh – Giám đốc quốc gia Kaspersky khu vực Indochina chia sẻ, bản chất Sandbox là khuyến khích đổi mới sáng tạo, nhưng nếu không có chính sách đi kèm, không có sự tác động của các đơn vị có liên quan như giảm thuế, ưu đãi chính sách tuyển dụng, thuế thu nhập cá nhân… cho người đang trong ngành Fintech hay hỗ trợ từ Nhà nước về sân chơi thì việc đưa Sandbox vào cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn ở mức tình thế.

“Sandbox cũng phải minh bạch ngay trong nội bộ và các công ty tham gia cũng nên được đồng hành cùng NHNN trong việc minh bạch trách nhiệm nghĩa vụ cho vay, thanh toán khoản vay và giảm tỷ lệ nợ xấu, cụ thể, cần có trung tâm thông tin tín dụng Fintech, hay một KYC chung đủ sức chia sẻ và phân tích từ NHNH khi kết hợp với các công ty Fintech”, ông Khanh nói.

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN cho biết: Việc cho vay tiền thông qua các ứng dụng online chỉ là phương tiện để thực hiện các giao dịch, chưa có nhiều các văn bản cụ thể để xử lý, kiểm soát hoạt động cho vay nặng lãi thông qua các ứng dụng điện tử thông minh, tuy nhiên, khi bị mắc bẫy “tín dụng đen” trực tuyến, người dân cần giữ lại các chứng cứ cần thiết làm căn cứ khởi kiện như: hồ sơ vay, chứng từ chuyển tiền… Từ đó giúp cơ quan chức năng đối chiếu để ra quyết định xử lý.

Cũng theo Luật sư Hiệp, nếu đủ căn cứ cấu thành hành vi cho vay nặng lãi, đòi nợ theo kiểu xã hội đen bằng hình thức khủng bố, biêu riếu, bôi nhọ danh dự,… hoàn toàn có thể xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 201 và Điều 155, Bộ luật Hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù.

Xem thêm: Đầu tư P2P – một kênh đầu tư online đầy tiềm năng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *