vay tín chấp và tín dụng đen khác nhau như thế nào

Để đáp ứng ngay nhu cầu vay tiền gấp của khách hàng, hiện nay có rất nhiều hình thức vay tiền nhanh và phổ biến hiện nay là vay tín chấp và tín dụng đen. Tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa vay tín chấp và vay tín dụng đen, dẫn đến nhiều kết quả không mấy tốt đẹp.

Qua bài viết này, vayonline 247 sẽ giúp mọi người hiểu rõ 2 phương thức vay tiền này để tránh gặp phải rủi ro khi có nhu cầu vay tiền gấp nhé

1. Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là một hoạt động không chính thống. Đây là hình thức cho vay nặng lãi được thực hiện bởi các cá nhân hoặc tổ chức ngoài vòng kiểm soát của pháp luật. 

Lãi suất của hình thức tín dụng đen thường không có quy định cụ thể, hầu hết đều do các cá nhân hoặc tổ chức cho vay đề ra và thường rất cao, vượt quá quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (150%).

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình thức vay tín dụng đen ở khắp nơi với các mẫu quảng cáo đơn giản, ngắn gọn như: “Không cần thế chấp tài sản, không cần chứng minh tài chính, thủ tục nhanh chóng”; hay đơn giản hơn như: “Chỉ cần gọi vào số xxx là có tiền ngày”. Những hoạt động tín dụng đen này thường núp bóng dưới hình thức vay qua app hay vay trực tiếp khiến nhiều người nhầm lẫn với hoạt động vay ngang hàng (P2P lending) do các tổ chức tài chính thực hiện.

Thủ tục quá dễ dàng khiến người vay dễ sập bẫy

Dù đã được cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn tìm đến hình thức này bởi thời gian giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản. Chỉ qua một cuộc điện thoại và gặp mặt trực tiếp là người đi vay có thể sở hữu số tiền trong tay mà không cần phải chuẩn bị hồ sơ hay chứng minh tài chính phức tạp.

Tín dụng đen là gì

Mới đây một công ty cho vay qua app tên là Cashwagon tự nhận là nhà cung cấp các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn dẫn đầu thị trường Việt Nam và Châu Á đã bị cơ quan chức năng phong toả và khám xét. Mặc dù hoạt động trong hình thức cho vay tiêu dùng nhưng công ty này không hề đăng kí giấy phép kinh doanh tài chính. 

Bên cạnh đó, công ty này cũng có những động thái đòi nợ kiểu khủng bố, sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng để thực hiện các hình thức đòi nợ, xâm nhập vào tài khoản mạng xã hội của khách hàng và người thân của họ để thực hiện những hình thức đe doạ, uy hiếp. Nhiều tờ báo đã không ngừng lên án hành vi phạm pháp của công ty này.

2. Sự khác biệt giữa vay tín chấp và vay tín dụng đen

Tín dụng đen thường dễ bị nhầm lẫn với các hình thức cho vay tín chấp bởi cả hai loại hình này đều đáp ứng những nhu cầu tức thời của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động vay tín chấp thường được thực hiện bởi các công ty, tổ chức tài chính có cấp phép của nhà nước, thế nên người đi vay được bảo hộ bởi pháp luật. Còn với hình thức tín dụng đen thì người đi vay hoàn toàn không được bảo hộ.

Vấn nạn tín dụng đen đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực vay tín chấp. Bởi cả hai hình thức này đều cho vay nhanh chóng, thủ tục đơn giản, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, tính chất và cách thức xử lí các khoản vay của hai hình thức cho vay này hoàn toàn khác nhau.

Điều khiến khách hàng an tâm hơn cả khi tìm đến các hình thức cho vay tín chấp đó chính là các khoản vay của họ đều được giám sát bởi cơ quan quản lí nhà nước, mức lãi suất công khai minh bạch theo pháp luật Việt Nam. Và mọi quyền lợi đều được quy định rõ ràng trong hợp đồng.

Chúng ta có thể dễ nhận thấy sự khác biệt rất lớn trong hai hình thức cho vay này qua bảng so sánh sau đây:

so sánh vay tín chấp và tín dụng đen

Nắm rõ quy định của pháp luật

Theo Bộ công an

Theo Bộ Công an, bản thân các đối tượng, tổ chức đứng sau các app cho vay tiền dính tới việc cho vay với lãi suất cao, “khủng bố” người vay thì có thể bị xử lý theo quy định.

Chẳng hạn người nào cho vay với lãi suất gấp 5 lần lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trường hợp phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…

Đối với hành vi gọi điện đe dọa, tung tin sai, bôi nhọ người vay chưa trả đúng hạn lên mạng xã hội… có thể bị truy tố theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 về tội làm nhục người khác. Nếu hành vi đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự cá nhân thì có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an kèm theo các tài liệu chứng minh để cơ quan công an xác minh, điều tra, xử lý.

Theo tư vấn của chuyên gia

Vì vậy theo tư vấn của CEO vayonline247, ông Tạ Thanh Long chia sẻ: khi vay tiền qua app, để đảm bảo quyền lợi cũng như hạn chế những rắc rối có thể xảy ra, người vay cần phải tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả,…) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…

Bên cạnh các app cho vay tiền chính thống, hoạt động công khai, minh bạch thì hiện nay, xuất hiện app cho vay tiền núp dưới hình thức “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất “cắt cổ”. Để phân biệt, người dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ… trước khi quyết định vay tiền qua app.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *