Vay tiền online người tiêu dùng sẽ được bảo vệ quyền lợi như thế nào

Thời điểm sau sự bùng phát dịch Covid 19 ở Việt Nam đã mang lại nhiều nỗi lo về tiền bạc cho nhiều người. Bởi thế mà nhu cầu vay tiền online để tiêu dùng ngày càng nhiều.

Vậy khi thực hiện vay tiền online này, người vay có được bảo vệ quyền lợi của mình hay không? Hãy cùng vayonline247 đi tìm hiểu nhé

Những vấn đề trong vay tiền online

Trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển của các công ty tài chính, thị trường tài chính Việt Nam ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình cho vay trực tuyến cung cấp các khoản vay nhỏ với thời gian và thủ tục giải ngân nhanh, gọn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người dân. Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm và thế mạnh, các giao dịch trong lĩnh vực cho vay trực tuyến đã phát sinh một số vấn đề, trong đó, có khía cạnh liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong giai đoạn 2019 -2020, theo ghi nhận tại Bộ Công Thương, tỷ lệ khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng liên quan đến giao dịch cho vay trực tuyến chiếm từ 15 – 20% tỷ lệ phản ánh, khiếu nại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Phần lớn nội dung phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến các hành vi.

Những vấn đề lưu ý khi vay tiền online

Cụ thể: Cung cấp thông tin về dịch vụ không chính xác, không đầy đủ, gây nhầm lẫn, hiểu nhầm cho người tiêu dùng; Lãi suất, phí vay cao; Hình thức nhắc nợ, đòi nợ kèm theo quấy rối, đe dọa, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý của người tiêu dùng, thậm chí, có hiện tượng quấy rối, đe dọa người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người tiêu dùng để gây áp lực thu hồi nợ. Một số vụ việc có dấu hiệu liên quan đến hoạt động đòi nợ biến tướng, có dấu hiệu của hoạt động “xã hội đen”.

Những giải pháp mà người vay cần lưu ý khi vay tiền online

Trước thực trạng phát sinh các vụ việc có dấu hiệu vi phạm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tập trung thực hiện các hoạt động, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Kịp thời, nhanh chóng hỗ trợ giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Cụ thể: các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương phối hợp với công ty liên quan để xác minh, hỗ trợ giải quyết vụ việc. Qua đó, phần lớn khiếu nại đều được giải quyết trên cơ sở công ty và người tiêu dùng đạt được phương án giải quyết thống nhất.

Thứ hai: Chủ động đăng tải các nội dung lưu ý, cảnh báo, khuyến cáo người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch vay tiền trực tuyến. Cụ thể: trên cơ sở dữ liệu khiếu nại, đơn vị chức năng của Bộ Công Thương thường xuyên tổng hợp và phát hành các tin bài để lưu ý người tiêu dùng một số nội dung cần chú ý khi thực hiện giao dịch vay tiền trực tuyến. Các tin bài này được đăng tải trên website của Bộ và đã được nhiều cơ quan báo chí phối hợp truyền thông rộng rãi.

Thứ ba: Chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan để cung cấp, trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện các hoạt động. Cụ thể: đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật: đơn vị chức năng của Bộ Công Thương chủ động rà soát, đánh giá. Trường hợp liên quan đến phạm vi quản lý của cơ quan khác, đơn vị chức năng chủ động gửi thông tin để các đơn vị tổng hợp và nghiên cứu, trong đó, chủ yếu là gửi tới Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, trong khuôn khổ hoạt động có liên quan do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, Bộ Công Thương đều đã cử đại diện tham dự và đóng góp các nội dung chuyên môn.

Thứ tư: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Ghi nhận trong những tháng gần đây cho thấy, số lượng khiếu nại, phản ánh về các giao dịch trực tuyến tại Bộ Công Thương có xu hướng giảm, cụ thể, trong quý III năm 2020, tỷ lệ khiếu nại, phản ánh về giao dịch cho vay trực tuyến chỉ chiếm 12% trong tổng số khiếu nại, phản ánh của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Trong thời gian tới, trước bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu vay tiền của người dân có thể tăng cao và các hoạt động cho vay tiêu dùng còn dư địa phát triển mạnh, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch tài chính, đồng thời, chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành trong việc chia sẻ thông tin và phối hợp thực hiện các hoạt động nhằm hoàn thiện khung chính sách, cơ chế quản lý hoạt động của các mô hình cho vay trực tuyến.

Những thông tin mà người vay cần lưu ý khi có nhu cầu vay tiền online

Từ thực tế ghi nhận trong thời gian qua, nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch vay tiền online trực tuyến, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý người vay cần cẩn trọng khi tiến hành giao dịch.

Cẩn trọng khi cung cấp thông tin để đăng ký khoản vay: Do phần lớn các giao dịch được thực hiện online nên phạm vi thu thập và mục đích sử dụng thông tin của các công ty là rất lớn, trong đó, có một số mục đích sử dụng đặc thù, ví dụ như để kiểm tra thông tin về người đi vay thông qua các mạng xã hội mà người đi vay đăng ký (Facebook, Zalo…), hoặc để liên hệ thực hiện nhắc/thu nợ khi phát sinh nợ quá hạn (điện thoại của người thân, của đồng nghiệp…)…
Vì vậy, trước khi cung cấp các thông tin liên quan, người tiêu dùng cần tìm và nghiên cứu chính sách thu thập thông tin của công ty để hiểu rõ phạm vi và mục đích sử dụng, tránh trường hợp cung cấp thông tin thiếu kiểm soát, dễ gây ảnh hưởng tới quyền lợi của bản thân, gia đình và bạn bè.

Nghiên cứu kỹ các điều khoản cho vay: Trước khi xác nhận vay tiền, người tiêu dùng cần chủ động tìm hiểu và nghiên cứu các nội dung liên quan đến giao dịch.
Ví dụ, nên tìm hiểu kỹ về quy trình phê duyệt và giải ngân để có thể hiểu rõ chủ thể và thủ tục cung cấp khoản vay.

Tìm hiểu lãi suất: Về lãi suất, đối với giao dịch cho vay trực tuyến có liên quan đến hoạt động kinh doanh cầm đồ, theo quy định tại khoản 1, Điều 468 của Luật Dân sự 2015, lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Tuy nhiên, một số đơn vị sẽ tính thêm các chi phí khác, ví dụ, phí tư vấn, phí quản lý khoản vay… Vì vậy, người tiêu dùng nên tìm hiểu xem tổng cộng phải trả cụ thể bao nhiêu tiền, trong đó, bao gồm những khoản tiền gì, cách thức tính ra sao, cách thức thanh toán, thanh toán cho ai và thời hạn thanh toán…

Tìm hiểu điều kiện hủy giải ngân, chính sách gia hạn khoản vay: Người vay cũng nên tìm hiểu và yêu cầu bên cho vay cung cấp tài liệu xác nhận về thời hạn được hủy giải ngân, quy định về chi phí và cách thức gia hạn khoản vay để có thể chủ động, kịp thời xử lý khi có nhu cầu. Để đọc và đảm bảo tính chính xác của các nội dung trên, người vay nên chủ động tìm trên website hoặc đề nghị công ty tư vấn cung cấp mẫu hợp đồng và toàn bộ các điều kiện giao dịch kèm theo để nghiên cứu trước khi xác nhận giao dịch.

Ký và lưu giữ hợp đồng: Người vay nên hỏi rõ về hình thức hợp đồng giao kết và cách thức công ty gửi cho hợp đồng để lưu giữ. Chỉ xác nhận đồng ý ký hợp đồng sau khi đã được tìm hiểu và nhìn rõ các nội dung thể hiện trên hợp đồng, tránh trường hợp thông tin bị thay đổi giữa nội dung tư vấn và trên hợp đồng đã ký.
Sau khi ký, nên yêu cầu công ty gửi bản hợp đồng đã ký để lưu giữ và đối chiếu, sử dụng khi có phát sinh tranh chấp. Trường hợp phát hiện nội dung hợp đồng không đúng như nội dung tư vấn, quảng cáo, người tiêu dùng nên sử dụng các hình thức phản ánh, khiếu nại có lưu vết tới công ty, như gửi email, gửi qua bưu điện có xác nhận chuyển phát. Dù vậy, vấn đề quan trọng hàng đầu vẫn là cân nhắc khả năng tài chính trước khi vay trực tuyến.

Cân nhắc khả năng tài chính trước khi vay tiền online: Theo ghi nhận, chi phí vay trực tuyến khá cao so với mặt bằng cho vay tại các đơn vị tổ chức tín dụng. Vì vậy, mặc dù là vay các khoản có giá trị nhỏ nhưng người tiêu dùng nên có tính toán cụ thể, chắc chắn để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng phát sinh các chi phí cao và không cần thiết.

Ngoài ra, theo ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247, một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực cho vay ngang hàng nhấn mạnh: người dân cần tỉnh táo để phân biệt app “làm ăn chân chính” hay App lừa đảo. Ngoài ra, ông Long cũng nói thêm: Người dùng nên tìm tới website chính thức của đơn vị cung cấp dịch vụ, kiểm tra có phải công ty đăng ký kinh doanh đúng pháp luật Việt Nam hay không?

Tìm hiểu thêm các hoạt động của công ty có được công bố công khai trên website và rộng khắp trên các phương tiện truyền thông chính thống như báo điện tử uy tín hay các Đài truyền hình hay không? Các quy định Lãi Phí có rõ ràng trước khi vay hay không? Chính sách bảo mật thông tin, quyền riêng tư của người dùng như nào?Với các thông tin cơ bản trên, nếu người dùng tìm hiểu kỹ chút sẽ tránh gặp phải những công ty trá hình.

Xem thêm: Kênh Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển như thế nào trong 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *