Cảnh báo lừa đảo qua mạng và cách giải quyết

Với sự phát triển và phổ biến của internet, nhiều đối tượng lợi dụng môi trường mạng để thực hiện lừa đảo. Để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi lừa đảo qua mạng, cá nhân cần tố cáo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ngay khi hành vi này xảy ra, xâm phạm hoặc có nguy cơ xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình.

Tố cáo hành vi lừa đảo qua mạng ở đâu

Khi xảy ra hành vi lừa đảo qua mạng, cá nhân có quyền tố cáo bởi theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 thì: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Và theo khoản 1 Điều 41 Luật Tố cáo thì tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Tuy nhiên, khi thực hiện tố cáo, một trong những nội dung cần thể hiện rõ là người bị tố cáo. Thông thường, trường hợp lừa đảo qua mạng không xác định được danh tính của đối tượng thực hiện hành vi là cá nhân, nhóm cá nhân nào, do đó, thay vì tố cáo, Quý vị có thể thực hiện trình báo, tố giác tội phạm.

lừa đảo qua mạng

Quý vị có thể báo ngay với các cơ quan như cơ quan điều tra, viện kiểm sát,… có thẩm quyền. Một cách đơn giản, sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết.

03 cách xử lý khi bị lừa đảo qua mạng

Một số cách để tố cáo khi phát hiện có hành vi lừa đảo:

Cách 1: Gọi điện thoại đến đường dây nóng: 0692348560 của cục Cảnh sát hình sự

Cách 2: Phản ánh đến trung tâm xử lý tin giả Việt Nam thông qua hòm thư: [email protected], Wedsite: http://tingia.gov.vn hoặc gọi đến số tổng đài 18008108.

Cách 3: Tố cáo trực tiếp đến cơ quan công an.

Tố giác trực tiếp hành vi lừa đảo qua mạng

Theo điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Như vậy, để yêu cầu tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố được giải quyết trực tiếp, bạn hãy tiến hành thông báo tin cho cơ quan điều tra công an cấp huyện; hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tại nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.

Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn trình báo công an;
  • Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);
  • Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

VO247 lừa đảo? Mạo danh VO247 đăng tin sai sự thật dẫn đến sự nhầm lẫn của khách hàng

VO247 hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending, mô hình cho vay ngang hàng còn rất mới mẻ đối với người dân. Công ty có giấy phép đăng ký kinh doanh và hoạt động dựa trên pháp lý hiện hành của chính phủ.

Nhưng có không ít đơn vị đã mạo danh VO247 hoặc đăng tin sai sự thật. Chính vì vậy không ít trường hợp dẫn đến hiểu nhầm VO247 là đơn vị tín dụng đen lừa đảo qua mạng. Những hiểu nhầm không đáng có như vậy ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Mong rằng quý khách hàng tỉnh táo tiếp nhận thông tin từ nguồn chính thống và uy tín để tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *