Cảnh báo rủi ro hoạt động P2P lending ngoại

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra cảnh báo về hoạt động cho vay ngang hàng P2P lending ngoại hiện đang gia tăng hoạt động tại Việt Nam, có thể gây rủi ro và khiến người dùng hoang mang về tính minh bạch của loại hình P2P Lending.

Hãy cùng VO247 tìm hiểu thông tin về việc này

P2P lending ngoại, P2P lending Trung Quốc ẩn mình chạy sang Việt Nam

Trong dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ tới nền kinh tế gửi các bộ, cơ quan ngang bộ lấy ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra cảnh báo về hoạt động cho vay ngang hàng P2P lending ngoại hiện đang gia tăng hoạt động tại Việt Nam có thể gây rủi ro, trong khi nhiều nước đang tăng cường quản lý, thắt chặt và giám sát chặt chẽ.

Trong khi hiện nay, khung khổ pháp lý hiện hành ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể đối với hoạt động cho vay ngang hàng. Điều này dẫn đến các công ty P2P lending ngoại lúp bóng này ngang nhiên tung ra nhiều chiêu trò lừa đảo người dùng. Bởi vậy dù mới xuất hiện nhưng các công ty tnày có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, khách hàng.

Hiện nay, các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đăng ký ngành nghề kinh doanh là dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, môi giới tài chính… cung cấp các dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay vận hành trên nền tảng giao dịch trực tuyến.

Hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng dù mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho xã hội, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế. Tuy nhiên nếu không được quản lý, giám sát chặt chẽ, có thể phát sinh các loại hình biến tướng, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, đặc biệt có thể gia tăng rủi ro nợ xấu.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2016, hoạt động cho vay ngang hàng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, số lượng hiện nay vào khoảng 100 công ty (đã hoạt động và một số thử nghiệm) một số công ty hoạt động cho vay ngang hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia… mặc dù mới xuất hiện nhưng các công ty trên có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, khách hàng

Bộ Kế hoạch và đầu tư cảnh báo, trong bối cảnh một số quốc gia trong khu vực đang tăng cường quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (Trung Quốc, Singapore, Indonesia…) thì các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty hoạt động cho vay ngang hàng của Trung Quốc đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam.

Hiểu rõ về mô hình cho vay ngang hàng P2P lending chính thống

Các công ty hoạt động cho vay ngang hàng thực hiện hoạt động kết nối giữa người vay và người cho vay trên nền tảng công nghệ số. Bên vay và bên cho vay được kết nối với nhau để thực hiện vay tiền. 

Các tác nhân tham gia trong mô hình hoạt động cho vay ngang hàng gồm: Công ty hoạt động cho vay ngang hàng; người đi vay; người cho vay; ngân hàng; công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (ví điện tử), công ty bảo hiểm, thu hồi nợ…

Trường hợp bên cho vay đồng ý cho vay tiền thì bên vay và bên cho vay sẽ giao kết thỏa thuận tài chính, trong đó thống nhất với nhau về lãi suất, nghĩa vụ giải ngân của bên cho vay, nghĩa vụ thanh toán khoản vay, tiền lãi và phí (nếu có) của bên vay…Trong mô hình kết nối này, mặc dù các chủ thể tham gia là độc lập, mỗi chủ thể đều có vai trò, quyền lợi và trách nhiệm riêng.

Điểm mạnh của P2P Lengding sẽ giúp đơn giản hóa mọi thứ. Linh hoạt trong các khâu trung gian và giảm thiểu chi phí, người vay tiết kiệm thời gian và được hưởng mức lãi suất hợp lý, trong khi nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận 15 – 20%/năm.

Nếu như các nhà đầu tư bất động sản cần có nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chứng khoán phải có kiến thức về tài chính… và đều phải phụ thuộc vào thị trường, thì mô hình đầu tư P2P có sự ổn định đáng kể khi mức lãi suất là cố định, nhà đầu tư cũng không cần phải chạy theo các thông tin về biến động trên thị trường. Các nhà đầu tư có số vốn nhỏ đều có thể tham gia và đạt được hiệu quả về lợi nhuận. Thực tế thống kê của các công ty P2P trên thế giới chỉ ra hơn 80% nhà đầu tư đã được đáp ứng kỳ vọng và thậm chí là vượt mức lãi suất dự kiến.

Cách thức hoạt động của các P2P lending ngoại núp bóng, giả danh

Trong thời gian qua, tại một số địa phương như TP.HCM đã xuất hiện một số đối tượng sử dụng các hình thức cho vay qua ứng dụng điện tử, công nghệ (qua các app trực tuyến). 

Với điều kiện vay dễ dãi, người vay tiền qua các ứng dụng cho vay ngang hàng nhận được tiền nhanh chóng nhưng trái lại họ sẽ phải mất chi phí vay khá cao và chịu lãi lớn. Có những bên thậm chí lên đến 400-500%. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện hợp đồng vay và trả lãi suất, nếu người vay không trả được lãi, mức phạt lãi rất lớn, gây rủi ro lớn cho người đi vay. 

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của VO247 – một công ty đầu tư cho vay ngang hàng P2P thuần Việt tư vấn: người vay trước khi vay vốn nên tìm hiểu rõ thông tin về hình thức cho vang ngang hàng, mức lãi suất, phí phổ biến là bao nhiêu. Ngoài ra, nên lựa chọn những bên P2P uy tín, hoạt động lâu năm, công khai minh bạch mọi thông tin. Hiểu rõ cách thức vay tiền và trả tiền, sẽ giúp người vay tránh được những rủi ro không đáng có.

Trước vấn đề phát sinh thực tế ngày càng nhiều, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp diễn biến này trên thị trường trong nước, đang để ngỏ nhiều khoảng trống pháp luật. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng để các doanh nghiệp nước ngoài khai thác, gây bất lợi cho thị trường trong nước.

Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ trì phối hợp với bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực fintech.

Đồng thời, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế thử nghiệm hoạt động fintech và hoạt động cho vay ngang hàng phù hợp tại Việt Nam tiến tới xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho lĩnh vực này.

Xem thêm: Cuối năm lãi suất cho vay ngân hàng gấp đôi lãi huy động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *