Cho vay ngang hàng hay tín dụng đen biến tướng có khó phân biệt hay không?

Trong khi Ngân hàng Nhà nước đang đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong hoạt động ngân hàng thì dịch vụ cho vay tiền trên các ứng dụng trực tuyến (vay qua App) đang bùng nổ và có dấu hiệu biến tướng thành tín dụng đen. Điều này khiến người dùng khó phân biệt được đâu là cho vay ngang hàng chân chính hay tín dụng đen

Người dùng khó phân biệt cho vay ngang hàng và tín dụng đen

Trước đây, tín dụng đen khá phổ biến, được nhiều người tìm đến khi có nhu cầu vay một khoản tiền nhỏ bởi không vướng thủ tục chứng minh tài chính rườm rà như khi tiếp cận các ngân hàng hoặc công ty tài chính. Nhưng hiện nay, tín dụng đen truyền thống với việc cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu “xã hội đen” khiến nhiều người do dự hơn khi tiếp cận.

khó phân biệt được cho vay ngang hàng hay tín dụng đen

Trong khi đó, nhanh chóng và tiện lợi là những điều mà những app cho vay trực tuyến chào mời người dùng. Chỉ cần vài thao tác trên điện thoại di động để tải app, đăng ký tài khoản, khai báo thông tin cá nhân, chọn khoản vay và kỳ hạn, là người dùng có thể tiếp cận được một khoản tiền gần như lập tức…

Bên cạnh các app cho vay tiền chính thống, hoạt động công khai, minh bạch thì hiện nay, xuất hiện một số app cho vay tiền núp dưới hình thức tín dụng đen, cho vay với lãi suất “cắt cổ”. Như trường hợp, anh Huy (25 tuổi, Thanh Hà, Hải Dương) lướt Facebook và đọc được các dòng quảng cáo hấp dẫn về dịch vụ vay tiền online (trực tuyến) nên anh quyết định vay 10 triệu đồng từ 4 app khác nhau.

Cám dỗ từ việc vay quá dễ dàng

Tuy nhiên, anh Huy không để ý đến các điều khoản về “phí dịch vụ”, “phí quản lý”… mà thực chất là lãi suất “cắt cổ” của các app. Hậu quả là sau 4 tháng, từ số tiền vay 10 triệu đồng ban đầu, anh phải trả nợ lên đến gần 200 triệu đồng do liên tục vay các app sau để trả nợ app trước… Khi chậm trả nợ, anh bị gọi điện đe dọa, bị sử dụng hình ảnh cá nhân và người thân để bêu rếu trên mạng.

Chưa dừng lại ở đó, hình ảnh của anh, thậm chí là người thân của anh, cũng bị sử dụng để cắt ghép rồi đăng lên mạng xã hội với những lời lẽ thô tục, bôi nhọ… Vụ việc của anh Huy cũng là câu chuyện của rất nhiều người có liên quan đến vay tín dụng đen online thời gian qua, cho thấy hậu quả kinh hoàng của loại hình cho vay tiền ẩn chứa nhiều nguy hiểm này.

Thực tế, các ứng dụng cho vay nặng lãi đã được các phương tiện truyền thông liên tục cảnh báo, song do vay được tiền quá dễ, đa số người vay tiền không quan tâm đến tính pháp lý của các ứng dụng cho vay này. Thậm chí, nhiều ứng dụng đã giới thiệu rõ các mức phí bên cạnh lãi suất, nhưng để đáp ứng nhu cầu tài chính cấp bách, người vay vẫn sẵn sàng chấp nhận đăng ký…

Giải pháp nào để mở đường cho app vay trực tuyến chân chính đứng vững

Trong bối cảnh hoạt động tín dụng đen đang biến tướng theo nhiều hình thức khác nhau, giải pháp để ngăn chặn tín dụng đen là có sự hợp tác đồng bộ từ nhiều đơn vị.

Trong đó, việc phát triển thị trường tài chính lành mạnh được xem là giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu người dân và ngăn chặn tín dụng đen. Bên cạnh đó, cũng cần sớm có khung pháp lý về dịch vụ cho vay qua app.

Mới đây, tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội đã thông qua quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê trong Luật Đầu tư (sửa đổi), dự kiến có hiệu lực vào 1-1-2021. Với quy định này, các công ty tài chính sẽ phải điều chỉnh mô hình thu hồi nợ của mình. Hy vọng khi đó sẽ hạn chế những vụ việc dồn, ép “con nợ” dẫn đến những vụ việc đau lòng, bức xúc như trong thời gian vừa qua…

Theo Ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 – một startup trong lĩnh vực cho vay ngang hàng lưu ý: mỗi người dân nên nâng cao nhận thức và cảnh giác trước những lời lẽ mời chào từ các ứng dụng vay online, tuyệt đối không vay tiền theo thông tin quảng cáo của các đối tượng hay tổ chức không rõ danh tính, địa chỉ…

Xem thêm: VAYONLINE247 THAM DỰ HỘI NGHỊ “BUSINESS MATCHING DAY” 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *