Cho vay P2P Việt Nam huy động được 30 triệu đô la

Thị trường cho vay P2P của Việt Nam ước tính trị giá 7,8 tỷ đô la vào năm 2020, tăng gần gấp đôi so với 4,4 tỷ USD năm 2017, trong khi hiện tại có hơn 40 công ty cho vay P2P đang hoạt động tại Việt Nam.

Cho vay P2P Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại

Thị trường P2P của Việt Nam ước tính trị giá 7,8 tỷ đô la vào năm 2020, tăng gần gấp đôi so với 4,4 tỷ USD năm 2017, trong khi hiện tại có hơn 40 công ty cho vay P2P đang hoạt động tại Việt Nam. Điều này cho thấy thị trường P2P Việt đang là miếng bánh rất hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại.

Startup ngành fintech có trụ sở tại Hoa Kỳ và Việt Nam, Fvndit, đã thu được khoản đầu tư 30 triệu đô la từ nhà đầu tư Accial Capital và Variant Investments, cho công ty cho vay ngang hàng (P2P) của Việt Nam eLoan.

Là công ty con do Fvndit sở hữu 100%, eLoan, ra mắt vào năm 2017, là một công ty fintech có trụ sở tại Việt Nam cho phép các nhà đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam vay trực tiếp dựa trên quyết định và xếp hạng tín nhiệm từ dữ liệu – hệ thống sản xuất. Nguồn vốn mới sẽ được sử dụng để củng cố vị trí thị trường của eLoan với tư cách là nền tảng tài trợ tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng đầu tại Việt Nam.

Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ cho việc áp dụng công nghệ tài chính lớn cũng như cho vay P2P. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 41% GDP của Việt Nam, 98% tổng số doanh nghiệp vẫn bị các ngân hàng truyền thống bỏ rơi, trong khi 70% trong số đó vẫn thiếu khả năng tiếp cận tín dụng.

P2P Việt Nam đa phần vẫn đang huy động theo hướng thu hút các nhà đầu tư nội

Cho vay ngang hàng giúp kết nối những người đang có tiền nhàn rỗi với những người cần tiền trong ngắn hạn, thông qua một nền tảng trực tuyến. Mối quan hệ giữa người vay và người cho vay trong P2P Lending là ngang hàng. Họ có thể hoán đổi vai trò một cách linh hoạt theo từng hoàn cảnh, nhu cầu cụ thể. Mô hình P2P Lending đích thực hướng tới giảm thiểu tín dụng đen cùng một nền tảng vay văn minh, nhanh chóng và tiện lợi.

Điểm mạnh của P2P Lengding sẽ giúp đơn giản hóa mọi thứ. Linh hoạt trong các khâu trung gian và giảm thiểu chi phí, người vay tiết kiệm thời gian và được hưởng mức lãi suất hợp lý, trong khi nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận 15 – 20%/năm.

Nếu như các nhà đầu tư bất động sản cần có nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chứng khoán phải có kiến thức về tài chính… và đều phải phụ thuộc vào thị trường, thì mô hình đầu tư P2P có sự ổn định đáng kể khi mức lãi suất là cố định, nhà đầu tư cũng không cần phải chạy theo các thông tin về biến động trên thị trường. Các nhà đầu tư có số vốn nhỏ đều có thể tham gia và đạt được hiệu quả về lợi nhuận. Thực tế thống kê của các công ty P2P trên thế giới chỉ ra hơn 80% nhà đầu tư đã được đáp ứng kỳ vọng và thậm chí là vượt mức lãi suất dự kiến.

Phương thức cho vay ngang hàng này kết nối doanh nghiệp với các nhà đầu tư và tạo nên một cộng đồng có mối liên kết lâu dài. Càng nhiều nhà đầu tư tham gia, tỷ lệ chấp thuận cho khoản vay càng cao, và người có nhu cầu vay sẽ dễ dàng tiếp cận vốn. Nền tảng công nghệ Big data sử dụng trong P2P cũng cho phép kiểm soát, chứng thực, lưu trữ và bảo mật các giao dịch tài chính hoàn toàn trực tuyến.

Xây dựng niềm tin từ những công ty P2P Lending chân chính

Sự phát triển ấn tượng của mô hình cho vay ngang hàng đã có tác động không nhỏ tới các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dù vẫn còn khá mới mẻ, song sự góp mặt của những doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực này khiến cộng đồng có cái nhìn tích cực và cởi mở hơn. Những cái tên đang góp phần thúc đẩy P2P tại Việt Nam đi đúng hướng như: vayonline247, Fiin, Tima,…

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của VO247 chia sẻ: việc xây dựng hệ thống nhân sự trình độ cao, áp dụng công nghệ số quản lý rủi ro, đảm bảo hiệu quả, an toàn tối đa cho nhà đầu tư. Do đó chỉ cần số vốn nhỏ từ 10 triệu đồng và kỳ hạn ngắn 10 – 90 ngày, nhà đầu tư có thể hưởng lãi suất từ 15 – 20%/năm mà không mất chi phí đầu tư.

Ngoài ra đối tượng vay vốn của VO247 là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ lệ rủi ro thấp và là những đơn vị được cấp phép, có giấy tờ pháp chứng rõ ràng. Hay những cá nhân có nhu cầu vay gấp để giải quyết khó khăn thì cần thế chấp tài sản. Vayonline247 cam kết thực hiện nghiêm khắc chính sách sàng lọc, thẩm định, kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời, họ cũng thay mặt nhà đầu tư nhắc lịch, thu hồi vốn gốc và lợi tức đúng kỳ hạn.

Các nhà đầu tư không chỉ yên tâm về lợi nhuận ổn định, mà còn giảm thiểu rủi ro khi có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách đầu tư vào nhiều doanh nghiệp/hộ kinh doanh khác nhau.

Kiên trì theo đuổi mô hình P2P đích thực, VO247 đang tạo nên một kênh đầu tư đầy hấp dẫn không chỉ dành cho các nhà đầu tư Việt mà còn thu hút các nhà đầu tư ngoại. Các giao dịch được thực hiện minh bạch và đem lại lợi ích cho cả phía người cho vay và đi vay.

Xem thêm: Xây dựng khung pháp lý cho fintech sẽ có trong 2021?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *