Cho vay tiền tiêu dùng tại Việt Nam bùng nổ mạnh

Hoạt động cho vay tiền tiêu dùng bước vào thị trường Việt Nam từ năm 1995 nhưng chỉ thực sự được chú ý và phát triển từ giai đoạn 2012 – 2019. Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam hiện nay bao gồm các hoạt động mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và sự bùng nổ, cạnh tranh của các công ty tài chính như FE Credit, Home credit, HD Saison, vayonline247

Hiểu rõ về cho vay tiêu dùng ở Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động cho vay tiền tiêu dùng này được các ngân hàng thiên về dịch vụ bán lẻ và các công ty tài chính rất quan tâm phát triển. Cho vay tiêu dùng là hoạt động cấp tín dụng bằng tiền hoặc bằng hàng hóa của NHTM hoặc Công ty tài chính đối với các cá nhân, hộ gia đình để sử dụng cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt và các nhu cầu phục vụ đời sống khác.

Cho vay tiêu dùng hay cho vay phi sản xuất – kinh doanh không nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp mà phục vụ nhu cầu mua sắm nhà cửa, đất đai, ôtô, đi du lịch, cho con cái du học của các hộ gia đình và các cá nhân.

Cho vay tiêu dùng thường là các khoản vay có giá trị không lớn thậm chí còn rất nhỏ, từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng, rất hiếm trường hợp khách hàng vay tiêu dùng với giá trị lên đến vài chục tỷ đồng như với các món vay cho mục đích kinh doanh.

Về lãi suất khi cho vay tiêu dùng cao hơn các khoản cho vay đối với doanh nghiệp.

Cách quản lý cho vay tiêu dùng ở Việt nam

Quản lý sau cho vay tiền tiêu dùng cũng là một vấn đề lớn mà ngân hàng gặp phải do quy mô món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay lại lớn, vì thế việc kiểm soát về tình hình thu nhập và khả năng tài chính của từng khách hàng đối với tất cả các món vay không phải là điều dễ dàng. Nó phụ thuộc rất lớn vào đạo đức của người vay.

Về lợi nhuận, do cho vay tiêu dùng luôn tiềm ẩn rủi ro ở mức cao, vì thế lợi nhuận kì vọng mang lại từ nguồn cho vay tiêu dùng cũng lớn.

Cho vay tiêu dùng phát triển mang lại lợi ích cho ngân hàng, doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả nền kinh tế. Đối với ngân hàng, các sản phẩm cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng đa dạng danh mục sản phẩm khách hàng cá nhân, giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới.

Đối với khách hàng – người tiêu dùng được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những trường hợp khi các cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế.

Đối với doanh nghiệp, hoạt động cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông luồng chuyển dịch hàng hóa, giảm lượng vốn tồn đọng, giúp doanh nghiệp gia tăng quay vòng vốn. Đối với nền kinh tế, cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nước có tác dụng trong việc kích cầu tiêu dùng, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống dân cư.

Tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số năm 2019, tại ngày 01/4/2019, dân số Việt Nam đạt trên 96 triệu người với 34,4% dân số sinh sống tại khu vực thành thị. Dân số đông, xu hướng đô thị hóa ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng cải thiện và ngành Tài chính chuyển dần trọng tâm sang phân khúc cá nhân và hộ gia đình chính là động lực lớn đối với thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam.

Trong giai đoạn 2015 – 2018, thu nhập GDP bình quân của mỗi người dân Việt Nam luôn tăng trưởng ổn định với mức tăng khoảng 6,57% (từ khoảng 2.120 USD/người/năm năm 2015 lên mức 2.540 USD/người/năm vào năm 2018). Tiềm năng doanh thu tài chính bán lẻ tại thị trường Việt Nam cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng gấp hơn 4 lần từ khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ năm 2012 lên 6,5 tỷ đôla Mỹ trong năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng trung bình trong mảng cho vay tiêu dùng giai đoạn 2013 – 2014 chỉ đạt 15%/năm, giai đoạn 2015 – 2017 đã lên đến 61,3%/năm, riêng năm 2018 khoảng 29,38%. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung và dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khoảng 19,7% trong tổng dư nợ toàn hệ thống.

Tuy nhiên, tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Hiện nay mới chỉ có 15 -20% dân số Việt Nam đang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng hoặc các CTTC.

Theo số liệu báo cáo của Financial Times, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam chưa sôi động bằng hoạt động của 4 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Theo đó, chỉ số cho vay tiêu dùng của Việt Nam luôn thấp hơn Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan trong giai đoạn 2016 – 2018, mặc dù các chỉ số về Thu nhập hộ gia đình và chi tiêu tùy ý tại Việt Nam có xu hướng tăng cao hơn các quốc gia trên.

Xem thêm: Đầu tư tiền vào P2P lending liệu có dính bẫy tín dụng đen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *