Cho vay tiêu dùng – sóng ngầm dậy sóng tại Việt nam

Với quy mô đạt 1 triệu tỉ đồng, tương đương gần 50 tỉ USD vào cuối 2019 và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao trong 2020. Thị trường cho vay tiêu dùng vẫn là miếng bánh ngọt, hấp dẫn thu hút nhà đầu tư. Tuy vậy, nếu vẫn chưa có cơ chế pháp lý để hoạt động thì sóng ngầm ở thị trường này vẫn luôn không ngừng dậy sóng.

Hãy cùng vayonline247 tìm hiểu về cuộc chiến ngầm trên thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt nam nhé

Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn chính sách của nhà nước

Ngay từ giai đoạn dịch bệnh chưa ảnh hưởng nặng nề như hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 11 ngày 4/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19. Theo đó, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng. Ngoài ra, kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng).

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy có đến 75,1% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn do quy trình, thủ tục vay vốn phức tạp. Doanh nghiệp không có tài sản thế chấp để vay vốn cũng chiếm tỷ lệ khá cao (64,7%). Hơn nữa, doanh nghiệp đang có dư nợ cũng bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng (56,1%).  Vấn đề khó khăn trong tiếp cận vốn vay xảy ra ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp.

P2P lending trở thành kênh vay tiền cho các doanh nghiệp

Do vậy, để giải quyết vấn đề khó khăn cấp bách, các doanh nghiệp phải tiếp cận những nguồn vay vốn khác. Tại thị trường cho vay ngang hàng, việc vay tiền lại trở nên đơn giản hơn. Mô hình P2P Lending phát triển lành mạnh và hiệu quả sẽ tạo thêm kênh vốn cho doanh nghiệp, qua đó giảm sự phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng, giảm gánh nặng lo vốn cho hệ thống ngân hàng.

P2P lending trở thành kênh vay tiền cho các doanh nghiệp

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cho vay tiêu dùng

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần thiết phải xây dựng hành lang pháp lý cho lĩnh vực cho vay đầy mới mẻ này. Đồng thời triển khai chương trình thí điểm cho phép các doanh nghiệp có năng lực tài chính, công nghệ được triển khai chính thức; cho phép các công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng, cho vay tiêu dùng được tiếp cận với các nguồn thông tin tín dụng. Đồng thời cần xây dựng chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân…

Không phủ nhận nhu cầu về P2P Lending là rất lớn, không những giải quyết nhu cầu vốn của doanh nghiệp mà còn giải quyết nhu cầu vốn đơn lẻ của từng cá nhân, nhưng để tránh trường hợp biến tướng thì buộc phải có hệ thống pháp lý để kiểm soát để mô hình này phát huy hiệu quả theo đúng kỳ vọng đã đặt ra.

Nên cho phép các công ty cho vay tiêu dùng, P2P lending được tiếp cận với cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng

Việc đề nghị cho phép các Công ty P2P Lending được tiếp cận với cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC) để đánh giá uy tín, tín nhiệm của từng người, từng doanh nghiệp trong hoạt động đi vay và cho vay. Từ đó mang lại lợi ích cho cả các tổ chức tính dụng và các công ty P2P Lending, cho vay tiêu dùng, nhà đầu tư, người vay.

CIC cho biết, cơ quan này đã tiếp xúc và làm việc với một số công ty P2P Lending đều là pháp nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, có giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, hiện NHNN đang trong giai đoạn xây dựng khung pháp lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox) cho Fintech để trình Chính phủ ban hành. Trong khi chờ Sandbox được thông qua, CIC tạm dừng kết nối với các công ty P2P Lending muốn tham gia hệ thống thông tin tín dụng. Phía CIC cũng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện kết nối để hỗ trợ các công ty Fintech tham gia hệ thống thông tin tín dụng ngay sau khi Sandbox được chính thức thông qua.

Liên quan tới cơ chế chính sách, Ths. Phạm Xuân Hoè – Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cũng cho rằng, quan điểm của triển khai Sandbox là phải khuyến khích đổi mới sáng tạo, gia tăng tiếp cận tài chính, bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư và người vay. Song song với đó là yêu cầu về kiểm soát rủi ro trong mức chấp nhận.

Với nhà đầu tư và khách hàng vay vốn, theo ông Hoè, phải tìm hiểu rõ hoạt động của sàn P2P Lending; người vay phải đọc kỹ hợp đồng, nhất là yếu tố lãi suất, cách tính lãi, phí ngoài, phí trả trước hạn, gia hạn. Không gửi vốn vào các công ty P2P Lending dưới dạng gọi vốn cộng đồng (trừ là cổ đông – đầu tư) bởi đây là hành vi trái luật, gây mất tiền và không được bảo vệ; nhà đầu tư qua sàn này cũng đặc biệt cẩn trọng về mức cho vay, lãi suất…

Xem thêm: Nhà đầu tư cho vay ngang hàng P2P thành công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *