Điểm thu hút và thách thức của việc khai thác P2P Lending

Fintech nói chung hay P2P Lending nói riêng là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với hệ sinh thái đa dạng. Tuy đây là một mô hình hấp dẫn đối với cộng đồng nhưng vẫn còn tồn tại những thách thức.

Fintech là lĩnh vực tất yếu sẽ diễn ra khi công nghệ đang hòa mình rất nhanh và mạnh mẽ vào lĩnh vực tài chính, đặc biệt khi Chính phủ đang đẩy mạnh chủ trương chuyển đổi số quốc gia.

Lĩnh vực Fintech còn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam như FPT, Viettel, VNPT… qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp, như đầu tư hình thành các công ty Fintech, thành lập các quỹ đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech…

Điểm hấp dẫn của mô hình P2P là mối quan hệ win-win giữa bên đi vay và cho vay: Hình thức P2P Lending cung cấp một kênh vốn mới, đáp ứng nhu cầu thị trường vốn. Với P2P Lending, những người có nhu cầu vay được tiếp cận với nguồn vốn nhanh chóng, hiệu quả, thay vì những thủ tục phức tạp ở ngân hàng; còn những người có vốn lại dễ dàng kiếm được những nguồn lợi tức hấp dẫn từ nguồn tiền nhàn rỗi của mình.

các thách thức của doanh nghiệp P2P Lending

P2P mang lại thu nhập thụ động cho nhà đầu tư, bởi thay vì phải mất nhiều công sức, thời gian để nghiên cứu, tính toán bằng các cách thức đầu tư như chứng khoán hay bất động sản, thì đầu tư với P2P Lending đơn giản hơn nhiều. Từ những khoản tiền nhàn rỗi, nhà đầu tư chỉ cần lựa chọn các cơ hội đầu tư từ những danh mục có sẵn, và sàn P2P Lending sẽ chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật thông tin, thông báo tình hình các khoản đầu tư một cách thường xuyên. Nhà đầu tư hay người vay có thể tham gia P2P Lending mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt khoảng cách địa lý, vùng miền…

Hệ sinh thái Bk247 của Vayonline247

Với Vayonline247, ngoài những dịch vụ giống như các sàn khác, chúng tôi còn cung ứng các dịch vụ tài chính cho hệ sinh thái BK247 mà chúng tôi đang xây dựng cho hệ thống nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán lẻ và người tiêu dùng. Nhờ có Vayonline247, những nhà sản xuất, nhà phân phối đang sử dụng sản phẩm Shark DMS để quản trị hệ thống phân phối có thể vay đến 1 tỷ đồng để vượt qua các khó khăn mùa dịch COVID-19. 

Bên cạnh đó, những nhà sản xuất, công ty lớn có tiền dư thừa có thể bỏ tiền ra cho những doanh nghiệp nhỏ hơn vay. Hệ sinh thái này giúp việc vay và cho vay diễn ra nhanh hơn mà không mất nhiều thời gian vào việc thẩm định khách hàng như các tổ chức tài chính truyền thống.

Tuy nhiên, tôi cũng phải thừa nhận vẫn có một số khó khăn về cơ chế khi Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho P2P. Do đó, các app tín dụng đen trà trộn, làm suy giảm lòng tin, gây nhiễu loạn thông tin tới người dùng.

Xem thêm tại: Doanh nghiệp P2P “dài cổ” ngóng cơ chế thử nghiệm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *