Giảm lãi suất để kích cầu tiêu dùng

Thời điểm sau dịch, thị trường tài chính biến đổi không ngừng với nhiều cơ hội đầu tư và thách thức mới. Nhằm kích cầu tín dụng, thống đốc Ngân hàng nhà nước yêu cầu giảm lãi suất nhất là hình thức cho vay tiêu dùng

Quản lý chặt cho vay tiêu dùng

Trong văn bản chỉ đạo triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2020, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng yêu cầu các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các công ty tài chính tiêu dùng đẩy mạnh các gói tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản và phù hợp với quy định của pháp luật. Ngân hàng Chính sách xã hội khẩn trương hoàn thành phương án thí điểm mở rộng tín dụng tiêu dùng, bởi đây là một trong những động lực góp phần tăng trưởng kinh tế.

quản lý chặt cho vay tiêu dùng

Theo TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần nỗ lực hơn trong giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh và cả với tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường hiện nay không dễ kích cầu cho vay, do những doanh nghiệp khỏe chưa có nhu cầu sử dụng vốn vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh; còn với doanh nghiệp yếu, ngân hàng lại thận trọng cho vay.

Lãi suất cao là rào cản lớn

Đối với tín dụng tiêu dùng, các công ty tài chính đã đẩy mạnh ra thị trường, song mức lãi suất cao đang là rào cản cho người vay. Đặc biệt, trước ảnh hưởng của Covid-19, thu nhập giảm, nhiều người mất việc làm, thì việc vay vốn để tiêu dùng càng hạn chế. Điều này được chứng minh qua số liệu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng 7 tháng đầu năm nay.

Tính đến cuối tháng 7/2020, tín dụng toàn hệ thống tăng 3,45%, chưa bằng một nửa mức tăng cùng kỳ năm trước. Ông Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tín dụng (NHNN) cho hay, tín dụng tiêu dùng, cho vay cá nhân tăng trưởng chậm hơn so với các lĩnh vực khác, thậm chí là tăng trưởng âm.

Theo ông Trịnh Bằng Vũ, Giám đốc Khối Bán lẻ của Shinhan Bank, so với trước đại dịch, rủi ro về cho vay tiêu dùng cá nhân đương nhiên có sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Theo đó, các ngân hàng buộc phải thận trọng hơn trong các quyết định cho vay và quản lý danh mục cho vay của mình. 

Theo nhận định của giới phân tích tài chính, 2020 là năm khó khăn với tín dụng và tín dụng tiêu dùng, song về dài hạn, tiềm năng năng trưởng của lĩnh vực này vẫn rất tốt. Trong giai đoạn nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi, tín dụng tiêu dùng sẽ góp phần kích thích tổng cầu. Hơn nữa, phát triển tín dụng tiêu dùng sẽ hạn chế và đẩy lùi được tín dụng đen. Tuy nhiên, muốn kích cầu tín dụng tiêu dùng, cần xem xét giảm lãi suất cho vay về mức hợp lý.

Tạo điều kiện cho Fintech phát triển

Cũng theo ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 – một công ty đi đầu trong lĩnh vực cho vay ngang hàng cho rằng: Khi dịch COVID-19 diễn ra, nền kinh tế đi xuống, nhiều người gặp khó khăn về tài chính hoặc giảm các cơ hội đầu tư, đã mạnh dạn tìm đến với kênh P2P Lending. Theo khảo sát riêng của Vayonline247, lượng người tham gia đăng ký vay và đầu tư trên nền tảng P2P đều tăng. 

Lĩnh vực Fintech còn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam như FPT, Viettel, VNPT… qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp, như đầu tư hình thành các công ty Fintech, thành lập các quỹ đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech…

Điểm hấp dẫn của mô hình P2P là mối quan hệ win-win giữa bên đi vay và cho vay: Hình thức P2P Lending cung cấp một kênh vốn mới, đáp ứng nhu cầu thị trường vốn. Với P2P Lending, những người có nhu cầu vay được tiếp cận với nguồn vốn nhanh chóng, hiệu quả, thay vì những thủ tục phức tạp ở ngân hàng; còn những người có vốn lại dễ dàng kiếm được những nguồn lợi tức hấp dẫn từ nguồn tiền nhàn rỗi của mình.

Xem thêm: Kênh Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển như thế nào trong 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *