Sandbox cho Fintech: Đi ngược lại bản chất sandbox

Theo Dự thảo sandbox cho fintech đang được NHNN xây dựng, các lĩnh vực Fintech được tham gia cơ chế thử nghiệm bao gồm thanh toán, tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P Lending), hỗ trợ định danh khách hàng, giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như Blockchain, các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn…). Thời gian thử nghiệm các giải pháp Fintech là 1 – 2 năm tùy từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể, tính từ thời điểm được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thử nghiệm.

Fintech Việt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ

Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, mặc dù đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, song các Fintech ở Việt Nam còn rấ́t non trẻ nếu so sánh với mức độ phát triển của Fintech trên thế giới.

Thực tế cho thấy Fintech tại Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, hoạt động giới hạn chỉ trong lĩnh vực thanh toán. “Mặc dù đã tạo dựng được vị thế nhất định trên thị trường nhưng mức độ ảnh hưởng vẫn khá khiêm tốn”, TS. Cấn Văn Lực nói thêm.

Fintech Việt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ

Đây là thời điểm để doanh nghiệp Fintech phát triển mạnh hơn và góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam sớm đi vào nền kinh tế phi tiền mặt, kinh tế số khi mọi thanh toán được sử dụng online. Thời điểm này hầu hết người dân đang muốn hạn chế tiếp xúc với người bán, người giao hàng vì thế thanh toán điện tử sẽ là lựa chọn ưu tiên của họ. Khi sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến họ thấy tiện ích sẽ tiếp tục duy trì và tạo thói quen sử dụng thường xuyên hơn.

Để hạn chế sự thất bại của mô hình Fintech, cơ chế sandbox đã ra đời. Mỗi nước sẽ có những điều chỉnh khác nhau nhưng đều có một điểm chung trong sandbox là sự cân bằng giữa khuyến khích đổi mới sáng tạo và kiểm soát rủi ro để dự phòng cho sự thất bại.

Tiêu chí để tham gia Sandbox có thực sự hiệu quả

Các tiêu chí tham gia sandbox được đặt ra cho các công ty fintech mang tính định tính cao, không rõ ràng. Điển hình như 2 tiêu chí “mức độ rủi ro ít hoặc không có khả năng gây ra tác động xấu đến tổ chức tài chính nói riêng và hệ thống tài chính nói chung” và “không tiềm ẩn rủi ro gây bất ổn đối với thị trường tài chính – ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung”.

Hai tiêu chí này dường như đi ngược lại với bản chất của sandbox là “thử nghiệm”. Bởi với những đổi mới sáng tạo được đưa vào thử nghiệm thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi, vấn đề là mức độ tác động có chênh lệch quá lớn so với lợi ích mà nó mang lại.

Trên thực tế, rất khó có những đổi mới sáng tạo lần đầu tiên áp dụng mà các nhà khởi nghiệp có thể đảm bảo chắc chắn không tiềm ẩn rủi ro. Thông lệ các nước có cơ chế thử nghiệm đều chấp nhận rủi ro nhất định nhưng điều đó sẽ được cân nhắc với lợi ích thương mại và xây dựng các phương án dự phòng rủi ro để ngăn chặn hậu quả của sự thất bại mà không gây tác động xấu đối với xã hội. Với quy định về tiêu chí như dự thảo, có thể dẫn đến nguy cơ của cơ chế xin – cho khi thực thi. Điều này vô tình đi ngược lại với mục đích thiết lập sandbox là hạ chuẩn đối với rào cản gia nhập thị trường và khuyến khích đổi mới, sáng tạo.

Bảy nhóm lĩnh vực được tham gia Sandbox liệu đã bao quát được tổng thể thị trường fintech?

Cùng với đó, việc liệt kê bảy nhóm lĩnh vực Fintech được tham gia sandbox là điều không cần thiết và vô tình xây dựng bốn bức tường cho các hoạt động sáng tạo tiếp theo. Chưa kể, bảy lĩnh vực được liệt kê trong dự thảo cũng không bao quát hết các hoạt động của FinTech đang tồn tại trên thực tế.

Sandbox cần phải lấy nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh

Sandbox cần phải lấy nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh – công dân được quyền làm những gì pháp luật không cấm làm trụ cột. Vì vậy, sandbox không cần giới hạn lĩnh vực mà chỉ cần xây dựng tiêu chí và xác định những “vùng cấm địa” để bảo vệ những giá trị công cộng.

Các quy định về tiêu chí tham gia sandbox cũng như toàn bộ dự thảo đã không có những quy định cần thiết trong việc bảo vệ khách hàng, người tiêu dùng và cơ chế giám sát rủi ro có thể xảy ra đối với nhóm đối tượng này.

Kinh nghiệm các nước cho thấy, sandbox cho fintech phải đảm bảo việc thử nghiệm không được chuyển rủi ro từ doanh nghiệp sang người tiêu dùng. Theo đó, yêu cầu về bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn về tài sản và quyền lợi của khách hàng là một trong những nội dung quan trọng, bên cạnh những quy định về phòng, chống rửa tiền và sự trung thực, liêm chính của “dịch vụ thử nghiệm”.

Trong khi chờ cơ chế quản lý, để tránh rủi ro cho bản thân, ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 – một startup trong lĩnh vực fintech lưu ý, người dân cần tỉnh táo để phân biệt app “làm ăn chân chính” hay App lừa đảo.

Theo đó, khi vay tiền người dân phải yêu cầu app cho vay công khai, minh bạch tổng số tiền cần phải nộp là bao nhiêu. Xem tổng chi phí có đúng như lãi suất mà họ công bố không là biết ngay cách làm ăn của những app cho vay này ra sao.

Xem thêm: Thử nghiệm Sandbox để kiểm soát cho vay ngang hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *