Sandbox có xoá sổ được tín dụng đen?

Thị trường fintech hiện nay có trên  300 app cho vay trực tuyến và đều đang chờ chính sách hoạt động (sandbox) cụ thể cuả cơ quan chức năng.

Hội thảo về chính sách thử nghiệm Sandbox

Ngày 11-9, hội thảo về Chính sách thử nghiệm Sandbox (khung cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới) trên địa bàn TP HCM, đã được Sở Khoa học và Công nghệ TP tổ chức.

Sandbox giúp các công ty fintech chân chính như thế nào

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP, cho biết TP đã ban hành cơ chế cho chương trình lõi về công nghệ trong chủ trương đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn. Sandbox trong lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực mới khoảng 2 năm nay, các công ty công nghệ tài chính (fintech) cũng gọi được nhiều vốn đầu tư, đổi mới sáng tạo. Do đó, TP có thể sẽ đi đầu trong thử nghiệm khung chính sách mới, nếu vượt qua được những khó khăn về cơ chế chính sách.

Đánh giá thị trường Fintech

TP HCM được đánh giá là địa phương chiếm khoảng 80% công ty fintech đang hoạt động với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới phát triển nhanh trên thị trường như ví điện tử, cho vay trực tuyến (cho vay online)…

Dù vậy, thời gian qua hoạt động cho vay online đang phát sinh nhiều bất cập, không ít app cho vay lãi suất cao, không chịu sự quản lý của cơ quan chức năng do chưa có khung pháp lý rõ ràng, gây rủi ro cho người vay.

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247, trên thị trường có rất nhiều công ty hoạt động cho vay online qua app hoặc website. Thống kê cho thấy hiện có khoảng 300 app cho vay và đều đang chờ chính sách để hoạt động. Bởi thế, dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị cho vay.

Thậm chí, nhiều đơn vị cho vay online trên thị trường tập trung cho vay qua di động (Mobile app) nhưng không đánh giá chất lượng tín dụng, thẩm định hồ sơ vay của khách hàng mà chỉ yêu cầu khách tải app về điện thoại để cho vay. Thao tác này cũng đồng thời làm khách hàng bị lộ thông tin cá nhân, lộ danh bạ.

Hơn nữa, các app cho vay dễ dàng rồi tập trung vào thu hồi nợ; người vay phải đóng lãi suất cắt cổ, phí cao để bù đắp cho rủi ro của khoản vay…

Khó phân biệt app cho vay uy tín

Nhiều khách hàng cũng khó phân biệt được đâu là công ty cho vay uy tín, có giấy phép; đâu là công ty đang hoạt động một cách bất hợp pháp. Do đó, rất cần khung pháp lý rõ ràng và sớm áp dụng của cơ quan quản lý để tạo sự minh bạch trên thị trường, hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động minh bạch.

TS Dương Như Hùng, Trưởng khoa Quản lý Công nghệ – Đại học Bách khoa TP, cho biết hiện có 7 lĩnh vực được Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị Sandbox gồm thanh toán, tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P) hay cho vay online, hỗ trợ định danh khách hàng điện tử (eKYC), giao diện lập trình ứng dụng mở, ứng dụng blockchain, hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn…).

Sandbox giúp các công ty Fintech chân chính có định hướng phát triển

Các lĩnh vực trên đưa vào Sandbox là phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam. Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với lĩnh vực fintech sẽ giúp giảm chi phí đổi mới sản phẩm dịch vụ, giảm thời gian và rào cản tiếp cận thị trường; cho phép nhà quản lý thu thập thông tin quan trọng trước khi ra quyết định.

Các fintech muốn tham gia Sandbox phải là pháp nhân, được kiểm toán báo cáo tài chính bởi đơn vị uy tín, có báo cáo thuế… chứng minh hoạt động minh bạch. Căn cứ trên kết quả thử nghiệm, Ngân hàng Nhà nước có thể quy định trần lãi suất, các khoản phí… để hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi như đang diễn ra tại một số app cho vay biến tướng hiện nay”.

Sandbox giúp nhận diện “bẫy” tín dụng đen

Theo chuyên gia tài chính, tín dụng đen là hình thức cho vay tín dụng không qua ngân hàng hay tổ chức tài chính được Nhà nước cấp phép mà do một tổ chức hoặc cá nhân có nguồn tài chính dư dả thành lập văn phòng, website kinh doanh để cho vay với mục đích trục lợi bất chính.

Tín dụng đen thường dùng “chiêu trò” áp dụng lãi suất được tính trên ngày, tạo cảm giác ban đầu là con số rất nhỏ, ví dụ chỉ từ 1-2%/ngày. Tuy nhiên, nếu quy đổi ra lãi suất theo tháng hay năm sẽ trở thành mức lãi “cắt cổ”. Ví dụ, lãi suất 1- 2%/ngày tính theo năm sẽ lên đến 360 – 730%. Trong trường hợp người vay chỉ được giải ngân 70%, thì thực tế họ sẽ phải trả lãi 1 năm hơn 500 – 1000%, vượt xa trần lãi suất cho vay trong các hợp đồng dân sự là 20%.

Một yếu tố “nhận diện” tín dụng đen khác là vay nợ nhưng không có hợp đồng tín dụng, chỉ có giấy xác nhận số tiền vay, với những thông tin cơ bản như số CMND, địa chỉ thường trú và đặc biệt phải cung cấp tên, và điện thoại của người thân, người quen…

 Khi người đi vay không có khả năng trả nợ đúng hạn thì các tổ chức này sẽ giới thiệu sang vay tiền của một tổ chức tín dụng đen khác, theo hình thức vay mới để trả nợ cũ, thực chất cùng là một chủ. Và bên cho vay mới cũng dùng những chiêu thức tương tự như bên cho vay trước. Cứ thế, nợ chồng nợ, không ít trường hợp người đi vay buộc phải trao hết tài sản đang sở hữu, thậm chí phải chạy trốn để thoát khỏi cảnh nợ nần và sự đe dọa từ các tổ chức nói trên.

Xem thêm: Vayonline247 giảm lãi suất cho người vay trong mùa dịch Covid-19

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *