Tín dụng đen – bẫy vay tiền online không mới nhưng vẫn nhiều người mắc phải

Mới đây, nhiều đối tượng đăng quảng cáo cho vay tiền trên mạng xã hội Facebook để lừa tiền nhiều người chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Hãy cùng Vayonline247 vạch trần các thủ đoạn của bẫy tín dụng đen

Quảng cáo vay tiền trả lãi cao, nhiều người sập bẫy tín dụng đen

Ngày 6/4, Trần Phước Vĩnh, 21 tuổi; Nguyễn Văn Vĩnh (19 tuổi, cùng ngụ Thừa Thiên – Huế) bị Công an huyện Đăk Mil bắt tạm giam về hành vi Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Với thủ đoạn đăng quảng cáo cho vay tiền trên Facebook, 2 đối tượng trên đã lừa được nhiều người hám lãi cao chiếm đoạt hơn một tỷ đồng.

Theo điều tra, khoảng tháng 9/2020, hai thanh niên này mua hoặc tạo ra các tài khoản Facebook, sử dụng hình ảnh người nổi tiếng làm ảnh đại diện, rồi kết bạn tương tác với nhiều người. Bộ đôi sau đó đăng các bài viết cho vay tiền online 50-500 triệu đồng. Người vay chỉ cần có chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ tùy thân và được giải ngân trong 30 phút…. Những ai có nhu cầu được yêu cầu trao đổi qua messenger.

Sau khi người vay cung cấp đầy đủ các thông tin, bộ đôi yêu cầu đóng phí bảo hiểm, tiền lãi … vào tài khoản của chúng. Khi nhận được tiền, họ chặn Facebook của người vay. Tài khoản nhận tiền do bộ đôi mua trên mạng với giá 2 triệu đồng.

Cơ quan điều tra cho rằng, hàng loạt người trên cả nước đã “sập bẫy” của Vĩnh và đồng phạm, thiệt hại hơn một tỷ đồng.

Ngoài ra, Trần Phước Vĩnh đã mua đường link “binhchonsieutainangnhi2021.webbly.com”, dùng các tài khoản Facebook ảo gửi cho mọi người. Các đối tượng dụ nhấn vào đường link để bình chọn cho các thí sinh tham gia cuộc thi Siêu tài năng nhí rồi chiếm đoạt quyền sử dụng các tài khoản Facebook. Tiếp đó chúng giả danh chủ tài khoản nhắn tin cho bạn bè hỏi mượn tiền, chuyển vào tài khoản đã mua, chiếm đoạt.

Kết quả điều tra cho rằng, từ tháng 9/2020 đến ngày 24/3, cặp đôi đã chiếm đoạt tổng cộng 250 triệu đồng.

Ngăn chặn tội phạm “tín dụng đen” online

Thời gian vừa qua, nhiều nhóm đối tượng hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” với nhiều thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh đã bị lực lượng công an triệt phá. Tuy nhiên, nắm bắt được nhu cầu cần vay tiền của người dân còn lớn, gần đây đã xuất hiện thủ đoạn cho vay tiền thông qua App (ứng dụng trên điện thoại di động thông minh).

Thực chất đây cũng là một loại “tín dụng đen” nhưng không hoạt động theo “truyền thống” là mở các trụ sở, công ty để cho người dân tới vay tiền mà hoạt động trên không gian mạng, giao dịch qua tài khoản và chỉ cần có kết nối in-tơ-nét là có thể sử dụng được.

Mới đây nhất, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Tu Long (28 tuổi), Yuan Deng Hui (27 tuổi, cùng quốc tịch Trung Quốc) mỗi bị cáo 18 tháng tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Ba đồng phạm người Việt Nam là Lâm Cẩm Quyền (30 tuổi, ngụ quận 5), Lài Thế Hùng (29 tuổi, ngụ quận Bình Tân), Chề Ngọc Trinh (25 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) mỗi bị cáo một năm tù cùng về tội danh này. Theo cáo trạng truy tố, từ tháng 4-2019 đến tháng 10-2019, Jiang Miao và một người phụ nữ Trung Quốc là Niu Li Li (chưa rõ lai lịch) thuê người đứng tên giấy phép kinh doanh ba công ty: Beta, Vinfin và Ðại Phát. Ngành nghề là kinh doanh phụ tùng, linh kiện điện tử, phần mềm máy tính và tư vấn tài chính, không có chức năng cho vay tài chính. Sau đó, Jiang Miao thuê Tu Long, Yuan Deng Hui quản lý các công ty này. Tiếp đó, họ thuê Quyền, Hùng, Trinh làm phiên dịch và mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ những người vay. Jiang Miao và Niu Li Li tạo ra các ứng dụng trên điện thoại di động (app) mang tên: “vaytocdo”, “Moreloan” và “VD online”.

Các app này được quảng cáo trên mạng xã hội Facebook để người có nhu cầu liên hệ. Sau khi tải ứng dụng trên về điện thoại, người vay tạo một tài khoản, điền thông tin cá nhân và cho ứng dụng này truy cập vào danh bạ của mình. Các đối tượng cho vay với lãi suất 2,5%/ngày, tương đương hơn 912%/năm, vượt quá năm lần mức lãi suất cao nhất theo quy định pháp luật, để thu lợi bất chính.

Những người vay trả nợ đúng hẹn thì lần sau sẽ được cho vay số tiền cao hơn. Ngược lại, người vay không trả nợ đúng hạn sẽ bị nhân viên thu hồi nợ nhắc nhở, sau đó gọi điện thoại cho những người thân, gia đình, bạn bè… của họ để chửi bới, đòi nợ. Các đối tượng cũng mở nhiều tài khoản ngân hàng để người vay chuyển tiền trả nợ, tất toán khoản vay. Bằng thủ đoạn này, chúng đã thu lợi bất chính hơn 658 triệu đồng. Hiện, Jiang Miao đã bỏ trốn, công an đang truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Cách nhận biết tín dụng đen

Tín dụng đen là gì? làm gì để tránh mắc bẫy tín dụng đen

Ðối với tội phạm “tín dụng đen” online, Bộ Công an cho biết, ứng dụng vay tiền trực tuyến (app vay tiền online) thực chất là một ứng dụng cho vay tín chấp, người đi vay không cần có tài sản bảo đảm và người cho vay dựa vào uy tín của người đi vay về thu nhập và khả năng trả nợ để cho vay. Các giao dịch được thực hiện trực tuyến, thông qua các trang web, các sàn giao dịch trực tuyến hoặc các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại di động. Việc vay và cho vay tiền qua app rất thuận lợi, người có nhu cầu vay tiền nhanh chóng được đáp ứng với một số thao tác đăng ký đơn giản trên máy tính như: Tải app, điền thông tin cá nhân, số tài khoản nhận tiền, gửi ảnh chụp cá nhân và chứng minh nhân dân, đồng ý cho app truy cập danh bạ cá nhân. Tuy nhiên, có nhiều app cho vay biến tướng, trở thành một dạng của “tín dụng đen”, kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng an ninh, trật tự.

Hiện nay, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xử lý hoạt động liên quan “tín dụng đen”, nhất là các dịch vụ cho vay nặng lãi của các doanh nghiệp nước ngoài thuê người Việt Nam đứng tên hoạt động biến tướng “vay qua app” trên các thiết bị điện tử. Phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh tài chính, tiền tệ; kiểm tra, xử lý các dịch vụ cho vay nặng lãi trực tuyến. Tập trung phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan hoạt động “tín dụng đen”, nhất là hoạt động của một số doanh nghiệp nước ngoài thuê người Việt Nam đứng tên hoạt động cho vay lãi nặng trực tuyến, “vay qua app” trên các thiết bị điện tử.

Để tránh sập bẫy của app “tín dụng đen”, Bộ Công an khuyến cáo, khi vay tiền qua app, người dân cần tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả,…) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch.

Ngoài ra, Theo Ông Tạ Thanh Long, CEO của Vayonline247 – một start up đi đầu trong lĩnh vực cho vay ngang hàng chính thống chia sẻ:  người dân cần tỉnh táo để phân biệt app “làm ăn chân chính” hay App lừa đảo. Theo đó, khi vay tiền người dân phải yêu cầu app cho vay công khai, minh bạch tổng số tiền cần phải nộp là bao nhiêu. Xem tổng chi phí có đúng như lãi suất mà họ công bố không là biết ngay cách làm ăn của những app cho vay này ra sao.

Ngoài ra, ông Long cũng nói thêm: Người dùng nên tìm tới website chính thức của đơn vị cung cấp dịch vụ, kiểm tra có phải công ty đăng ký kinh doanh đúng pháp luật Việt Nam hay không? Tìm hiểu thêm các hoạt động của công ty có được công bố công khai trên website và rộng khắp trên các phương tiện truyền thông chính thống như báo điện tử uy tín hay các Đài truyền hình hay không? Các quy định Lãi Phí có rõ ràng trước khi vay hay không? Chính sách bảo mật thông tin, quyền riêng tư của người dùng như nào?Với các thông tin cơ bản trên, nếu người dùng tìm hiểu kỹ chút sẽ tránh gặp phải những công ty trá hình.

Xem thêm: P2P lending – vẫn là kênh đầu tư hút khách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *