Tín đụng đen đã có dấu hiệu giảm mạnh

Theo Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, đến nay, tình hình tín dụng đen giảm tích cực, tỷ lệ người dân sử dụng nguồn vốn tín dụng đen trước đây nếu là 100% thì giờ là 40%.

Tín dụng đen giảm mạnh vì lý do gì

Người dân tiếp cận được với các nguồn tín dụng minh bạch với mức lãi suất phù hợp

Phó Thống đốc cho biết thêm, đã có nhiều Hội nghị về tín dụng đen do ngành Ngân hàng phối hợp với các bộ, ban, ngành tổ chức và truyền thông rộng rãi để giúp bà con nhận diện thực chất tín dụng đen, từ đó phòng chống tín dụng đen và biết cách tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức với mức lãi suất phù hợp trong khuôn khổ của pháp luật.

Tín dụng đen giảm mạnh – tín hiệu đáng mừng cho fintech chính thống

Đến nay, tình hình tín dụng đen giảm tích cực, tỷ lệ người dân sử dụng nguồn vốn tín dụng đen trước đây nếu là 100% thì giờ là 40%.

Hiện nay, trên thực tế có tình trạng tín dụng đen đang núp bóng công ty tài chính để đánh lừa người dân cho vay với lãi suất cao. Còn các công ty tài chính hay các công ty cho vay ngang hàng được cấp phép thì hoạt động theo khuôn khổ pháp luật, dưới sự kiểm tra, giám sát của NHNN.

Sự ra đời của Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen

Theo một thống kê của Tổ chức Ngân hàng Thế giới, 46,8% người Việt có các giao dịch vay mượn, nhưng chỉ có 18% số đó là vay từ các tổ chức chính thống, nhiều giao dịch vay mượn diễn ra trên thị trường “tín dụng đen”.

Mới đây, tại Đà Nẵng, bà Đào Thị Như Lệ – một doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bất động sản đã bị Công an TP. Đà Nẵng mở rộng điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các nguyên nhân khác, nhiều công ty của bà Lệ thua lỗ, giá bất động sản tụt dốc,… đã khiến bà “vỡ nợ”. Để cứu vãn, bà Lệ vay tiền của khoảng 16 người, tổng số tiền gần 500 tỷ đồng. Trong số những người cho bà Lệ vay, có ông Phạm Thanh (vay có thế chấp bằng 7 sổ đỏ của dân do bà Lệ mượn từ một chuyên viên Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà). Bà Lệ sau đó tố cáo ông Thanh hành hung, ép viết giấy vay nợ,… nên ông này cũng bị khởi tố hình sự.

Vụ việc trên đang gây xôn xao dư luận, bởi những tưởng “tín dụng đen” chỉ xảy tới với người nghèo. Nay, các đại gia địa ốc, việc không thể vay ngân hàng (điều kiện cho vay cực kỳ chặt chẽ) khiến họ phải tìm tới các nơi cho vay ngoài xã hội, dẫn tới nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự cho bản thân (bị tố giác tội lừa đảo) lẫn bên cho vay (bị tố giác tội cho vay nặng lãi).

Thực tế cho thấy, sự ra đời của Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, sự vào cuộc rốt ráo của các cơ quan chức năng đã phần nào hạn chế “tín dụng đen” siết cổ những người lầm lỡ, nhất là người gặp hoàn cảnh bí bách, dù vẫn nặng về “chữa cháy” hơn là “phòng cháy”.

Từ những hạn chế nói trên, nhiều ý kiến cho rằng để “tín dụng đen” không còn là đe dọa an toàn xã hội, không là vấn nạn quốc gia, cần có chương trình quốc gia để xử lý như chương trình xóa đói giảm nghèo, cần nghiên cứu mở rộng các đối tượng và hình thức tín dụng chính thống cho người dân, kể cả người nghèo và những doanh nghiệp có tài sản thế chấp giá trị cao, nhưng đang gặp khó khăn trong làm ăn, kinh doanh, nhất là lúc thiên tai, địch họa.

NHNN tạo điều kiên cho các công ty tài chính Fintech, cho vay ngang hàng chính thống hoạt động.

Việc thử nghiệm cơ chế Sandbox trong lĩnh vực tài chính, sẽ giúp các công ty công nghệ tài chính (fintech) cũng gọi được nhiều vốn đầu tư, đổi mới sáng tạo. Do đó, TP có thể sẽ đi đầu trong thử nghiệm khung chính sách mới, nếu vượt qua được những khó khăn về cơ chế chính sách.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng nhìn nhận, việc có một khuôn khổ cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ. Đặc biệt, sẽ hạn chế rủi ro xảy ra cho khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ Fintech chưa được cho phép chính thức là rất cần thiết.

Trong khi chờ cơ chế quản lý, để tránh rủi ro cho bản thân, ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 – một startup trong lĩnh vực fintech lưu ý, người dân cần tỉnh táo để phân biệt app “làm ăn chân chính” hay App lừa đảo.

Theo đó, khi vay tiền người dân phải yêu cầu app cho vay công khai, minh bạch tổng số tiền cần phải nộp là bao nhiêu. Xem tổng chi phí có đúng như lãi suất mà họ công bố không là biết ngay cách làm ăn của những app cho vay này ra sao.

Xem thêm: App cho vay hợp pháp – cách thức bảo vệ người dân và nhà đầu tư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *