Tín dụng đen hoạt động âm thầm nhưng hậu quả khó lường

Tín dụng đen đã hoạt động ngầm ở Việt Nam trong suốt nhiều năm theo hình thức truyền thống và cả online trên điện thoại. Biết là lãi suất cao, nhưng nhiều người vì giải quyết vấn đề gấp nên vẫn nhắm mắt đưa chân sa vào lưới. Nhiều người không đủ khả năng trả nợ nên họ bị chủ nợ đe dọa, tịch thu phương tiện, rơi vào cảnh khốn cùng, thậm chí phải bỏ trốn.

Hãy cùng Vayonline247 tìm hiểu rõ về tín dụng đen truyền thống và tín dụng đen online

Tín dụng đen lúp bóng cầm đồ cho vay nặng lãi

Theo thống kê, trên địa bàn TP.Hà Nội hiện có hơn 2.200 hiệu cầm đồ, trong đó địa bàn có mật độ hiệu cầm đồ dày đặc là khu đường Láng (Q.Đống Đa). Dịch vụ cầm đồ đã đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân khi cần vay tiền, thanh lý nhanh đồ vật, tài sản không cần thiết, tuy nhiên trên thực tế, đi kèm với dịch vụ này là các hoạt động tín dụng tấp nập, cho vay lãi suất cao.

Các cửa hàng cầm đồ hoạt động như cơ sở kinh doanh (KD) tín dụng quy mô nhỏ, đáp ứng tất cả nhu cầu vay nóng, đáo nợ với thủ tục rất thoáng: không cần chứng minh tài sản thế chấp… chỉ có điều lãi suất cho vay rất cao, ít cũng là 3.000-4.000 đồng/triệu đồng/ngày.

Vì siêu lợi nhuận nên các chủ cơ sở KD cầm đồ không từ thủ đoạn để đòi và xiết nợ, kể cả thuê côn đồ, từ đó hình thành “liên minh” hoạt động cầm đồ, cho vay và bảo kê, đòi nợ. Không ít vụ gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, thậm chí án mạng, đã xảy ra do mâu thuẫn liên quan đến dịch vụ cầm đồ. Đơn cử, do mâu thuẫn về việc đòi nợ với chủ hiệu cầm đồ là Nguyễn Văn Hưng (SN 1981, ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội), anh Đặng Xuân Dũng (SN 1963, ngụ cùng địa phương) đã chém nhân viên của tiệm, bị Hưng dùng thanh sắt đánh nhiều nhát vào người, đồng thời 2 nhân viên của tiệm cũng dùng gạch ném trúng ngực, gáy làm Dũng tử vong sau đó.

Đầu tháng 2-2021, CAQ Hà Đông, TP. Hà Nội đã triệt phá ổ nhóm có biểu hiện hoạt động tín dụng đen, cho vay lãi nặng dưới hình thức “bốc bát họ” do Trần Tuấn Anh (SN 1990, ngụ P.Vạn Phúc, quận Hà Đông) cầm đầu. Tại cơ quan CA, đối tượng này khai, từ năm 2019 đến nay dưới danh nghĩa KD cửa hàng cầm đồ tại phố Trần Văn Chuông, P.Nguyễn Trãi đã thuê Trần Thông Mừng (SN 1996, ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) làm nhân viên thẩm định khách và thu nợ với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Dưới hình thức “bốc bát họ”, các đối tượng đã cho người dân vay từ 10 – 30 triệu đồng và “cắt lãi” từ 2 – 6 triệu đồng/bát họ, tương ứng LS 146%/năm. Ngoài ra, người vay trong vòng 50 ngày phải trả đủ cả gốc lẫn lãi. Từ năm 2019 đến nay, nhóm này đã cho khoảng 200 người vay với tổng số tiền quay vòng khoảng 8 tỷ đồng.

Ngoài các tiệm cầm đồ, hiện nay các đối tượng có thể đặt “trụ sở” hoạt động tín dụng đen ở bất cứ nơi nào. Ngày 20-12-2020, CAQ Hà Đông, TP.Hà Nội đã tạm giữ Nguyễn Tuấn Hiệp (SN 1991, ngụ Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) cùng 4 đàn em về hành vi “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Spa cũng cho vay tín dụng đen

Trước đó, CAQ này phát hiện cơ sở spa tại 76 Lê Lai, P.Nguyễn Trãi (Q. Hà Đông) có biểu hiện hoạt động tín dụng đen, cho vay lãi nặng dưới hình thức “bốc bát họ”. Khách đến spa thường là các nhóm thanh niên có ngoại hình ngổ ngáo, xăm trổ. Quá trình khám xét, cơ quan chức năng thu 1 máy tính, 3 điện thoại di động cùng nhiều giấy tờ ghi nợ.

Các đối tượng khai, từ tháng 10-2018, Hiệp bàn với cả nhóm góp vốn KD “bốc bát họ” và treo biển spa để tránh sự chú ý của cơ quan chức năng. Mỗi “bát họ” từ 10 – 30 triệu đồng, khi nhận tiền mỗi “bát họ” khách sẽ bị cắt 2 – 6 triệu, tương ứng lãi suất 146%/năm và trong vòng 50 ngày phải trả đủ gốc lẫn lãi; hoặc nếu cho vay lãi ngày, người vay phải trả LS 7.000 – 8.000 đồng/1 triệu đồng/ngày, tương ứng 255,5 – 292%/năm. Theo hồ sơ, đã có khoảng 500 khách vay của đường dây tín dụng đen này với số tiền giao dịch lên đến 30 tỷ đồng.

Tín dụng đen online

Thời gian vừa qua, hình thức tín dụng đen núp bóng vay qua app bùng nổ với những quảng cáo rất hấp dẫn: vay vốn LS thấp, thủ tục đơn giản, hỗ trợ trong vòng 24 giờ… Thế nhưng, LS được áp dụng trên thực tế cho các hình thức vay này có thể lên tới vài trăm phần trăm.

Chị Nguyễn Thị Đào (ngụ huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, đầu tháng 12-2020 chị đăng ký vay trên app 3 triệu đồng trong vòng 1 tuần. Nhưng ngay khi hoàn thành thủ tục vay, số tiền chị nhận được chỉ còn 1,8 triệu, với lý do công ty cho vay qua app trừ phí và số tiền chị phải trả vẫn là 3 triệu đồng sau 7 ngày. Đến hạn trả nợ, do chưa có đủ tiền, chị Đào vay tiếp từ 1 app khác, với thông tin LS khoảng 20%/năm. Nhưng thực tế, sau khi nhận được tiền vay gửi vào tài khoản cá nhân, chị Đào được thông báo LS lên đến 200%/năm.

Nhiều con nợ bị dồn đến chân tường, phải tìm đến cái chết để giải thoát. Cuối tháng 3-2020, một nữ công nhân 23 tuổi ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai) phải tự vẫn vì tín dụng đen. Để lại thư tuyệt mệnh cho người mẹ già, cô gái cho hay mắc nợ rất nhiều từ hơn 10 app cho vay tiền online, không có khả năng chi trả. Cái chết của giảng viên 1 trường cao đẳng tại Kiên Giang ngày 10-5-2020 do vướng vào vòng xoáy vay tiền online cũng khiến mọi người bàng hoàng.

Chỉ vay có 5 triệu đồng qua app để chi tiêu, đến hạn 7 ngày không trả kịp, số tiền phạt và lãi liên tục tăng; sau đó, app cho vay giới thiệu các app khác để anh này vay tiếp, trả nợ khoản vay trước. Cứ thế, mấy tháng sau, khoản vay online tăng lên hơn 200 triệu đồng. Liên tục bị đe dọa, khủng bố tinh thần, lại bị đe dọa bôi nhọ và làm mất uy tín khiến anh phải tìm đến cái chết để được giải thoát.

Người thân cũng là nạn nhân hứng chịu khủng bố của tín dụng đen online, cần sớm có cơ chế quản lý giám sát hoạt động cho vay onine

Đầu năm 2021 đến nay, tại TPHCM, nhiều nhà dân bị đe dọa, khủng bố bằng tạt sơn, chất bẩn vào nhà. Tình trạng này khiến người dân bất an bởi sự lộng hành của các đối tượng bất hảo. Quá trình điều tra các vụ việc liên quan đến “khủng bố” bằng sơn, chất bẩn… Công an xác định các vụ việc xuất phát từ đòi nợ.

Trước đây, hành vi đòi nợ đã bị xử lý hình sự về các tội làm nhục người khác, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản. Trong khi hành vi tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác nhằm đe dọa lại đang tái diễn, không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận, an ninh trật tự tại địa phương.

Hoạt động của các app cho vay hiện chưa có sự quản lý của cơ quan chức năng, nên chỉ cần bỏ ra khoảng vài trăm ngàn đồng mỗi tháng là có thể sở hữu 1 app. Chỉ cần gõ từ khóa “cho vay” trên app, người cần có thể tìm được hàng chục app có nội dung này. Sau khi tải về, người vay dễ dàng tiếp cận thông tin quảng cáo lãi suất chỉ 20%/năm, thậm chí thấp hơn, với thủ tục vay đơn giản: chỉ cần chứng minh thư, thẻ căn cước… Mặc dù có không ít app được thiết lập bởi các công ty tài chính với nội dung khá minh bạch như Vayonline247, Fiin, vay mượn, Tima…, nhưng phần lớn app được điều hành bởi những tổ chức xã hội đen hoặc công ty nước ngoài núp bóng dưới tên cá nhân người Việt.

Do thủ tục dễ dàng và được nhận tiền trong thời gian ngắn, không ít người đã tìm đến vay vốn qua các app, để sau đó mới biết thực tế lãi suất và phí cho vay phải trả quá cao, có thể đẩy người vay rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả.

Xem thêm: Lãi suất tiền gửi tăng trở lại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *