Ứng dụng Fintech tại Việt Nam phát triển mạnh ngay giữa thời covid 19

Thời gian dịch bệnh diễn ra, hàng trăm nghìn cuộc gọi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay thế tổng đài để duy trì hoạt động cho công ty. COVID-19 đúng là đã tạo ra nhiều đứt gãy trong kinh tế nhưng lại là thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng Fintech tại Việt Nam.

Thời của thị trường ứng dụng fintech

Không chỉ từ phía doanh nghiệp mà sự thay đổi còn đến từ người dùng. Theo thống kê của IDG, yếu tố về trải nghiệm công nghệ và được sử dụng ứng dụng trên điện thoại với các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường đã vượt lên thứ 3, chỉ xếp sau mức độ uy tín và chất lượng tư vấn của 1 công ty.

Ông Lê Thanh Tâm, Tổng giám đốc IDG Việt Nam & ASEAN cho biết: “Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi số nâng cao trải nghiệm tài chính, bảo mật, dịch vụ là nhiệm vụ các tổ chức tài chính đặt lên hàng đầu và coi đây là lợi thế cạnh tranh phát triển. Tuy đã có bước đầu nhưng chặng đượng còn dài để phát triển”.

Theo ông Lê Thành Long, đại diện HNX, nếu các tổ chức tài chính không nhanh thay đổi thì họ sẽ bị các doanh nghiệp fintech đi làm tài chính vượt mặt. Ngoài ra, ranh giới giữa tổ chức được cấp phép (công ty chứng khoán, quỹ, ngân hàng) và tổ chức không được cấp phép làm tài chính đang ngày càng bị xóa mờ, sự cạnh tranh sẽ rất khốc liệt” – ông Nguyễn Thành Long cho hay.

Fintech không phải là “bữa ăn trưa” miễn phí, nó có những rủi ro mà sự thay đổi luôn mang theo. Việt Nam cần sớm có những cơ chế thí điểm để Fintech phát triển.

Thống đốc NHNN: sớm hoàn thiện khung pháp lý cho ngân hàng số và Fintech phát triển

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhận định, sự xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh chóng của Fintech đã khiến các cơ quan quản lý tài chính của các quốc gia phải đối mặt với những thách thức và khó khăn trong công tác quản lý, giám sát như nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT), rủi ro liên quan đến an ninh, an toàn, bảo mật thông tin…

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng sớm hoàn thiện khung pháp lý cho ngân hàng số và ứng dụng Fintech phát triển

Nhiệm vụ đặt ra với các cơ quan quản lý tài chính trên thế giới là bảo đảm đồng thời mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo của lĩnh vực ngân hàng trong khi vẫn phải duy trì sự ổn định, an toàn của thị trường tài chính và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Lãnh đạo NHNN thẳng thắn thừa nhận, hoạt động của loại hình các công ty, mô hình này hiện nay hầu hết đều chưa có quy định pháp lý cụ thể điều chỉnh, do đó những rủi ro phát sinh chưa được kiểm soát đầy đủ. 

Xuất phát từ thực tiễn phát triển của Hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam và thông lệ quản lý lĩnh vực Fintech trên thế giới, trước mắt đối với các dịch vụ mới hoàn toàn chưa có quy định pháp lý thì việc thiết lập Cơ chế thử nghiệm Sanbox cho Fintech là hết sức cấp bách và cần thiết.

Triển khai phòng, chống rửa tiền trong thời đại Fintech

Sự xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh chóng của Fintech đã khiến các cơ quan quản lý của các quốc gia đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong công tác quản lý, giám sát do những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, rủi ro liên quan tới an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, sử dụng trái phép thông tin cá nhân.

Việt Nam đã có khuôn khổ pháp lý toàn diện về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và đã được Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) thừa nhận tại Hội nghị toàn thể FATF tháng 2/2014. Bên cạnh đó, hệ thống các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong công tác phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam đã từng bước được củng cố, phát triển.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các giao dịch tài chính quốc tế ngày càng đa dạng, cùng với sự phát triển của công nghệ mới, đột phá đã đặt ra nhiều thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp luật về phòng, chống rửa tiền hiện tại và trong tương lai.

Doanh nghiệp Ứng dụng Fintech cũng cần đột phá

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 cho rằng: công nghệ không phù hợp cũng là một thách thức lớn, dẫn tới tình trạng dữ liệu kém chất lượng và thiếu hụt dữ liệu, các hoạt động giám sát giao dịch kém hiệu quả và không bao quát được đầy đủ mọi hoạt động.

Hơn nữa, Dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp, công ty phải lao đao vì vấn đề tài chính, là người đứng đầu của một doanh nghiệp tôi hiểu được những khó khăn, vất vả đó. Chính vì vậy, Vayonline247 đã quyết định đưa ra gói vay 1 tỷ đồng để mong rằng các doanh nghiệp và đại lý có thể vững vàng vượt qua, tiếp tục lao động và sản xuất một cách hiệu quả.”

Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa hỗ trợ hoạt động kinh doanh, đặc biệt những ai cần nguồn vốn ưu đãi trong thời kỳ dịch Covid-19 diễn ra phức tạp. Được biết, các khách hàng đang sử dụng phần mềm quản trị kênh phân phối SharkDMS còn được nhận thêm nhiều hỗ trợ và quyền lợi khác.

Xem thêm: App tín dụng đen sẽ bị gỡ bỏ khi có cơ chế Sandbox

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *