Vay thế chấp ngân hàng mua nhà đất cần lưu ý thông tin gì

Hiện nay các ngân hàng đang triển khai hình thức cho vay mua nhà đất với lãi suất rất hấp dẫn và được cho là thấp nhất trong 15 năm qua chỉ với 7% 1 năm.

Dưới đây là những kinh nghiệm nên ghi nhớ khi lần đầu vay thế chấp ngân hàng mua nhà đất. Hãy cùng VO247 lưu ý nhé

Vay thế chấp ngân hàng là gì?

Hiểu đơn giản là vay tiền ngân hàng cần có điều kiện tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay. Ngân hàng sẽ xem xét hồ sơ vay thế chấp của bạn, đồng thời kiểm định và định giá tài sản thế chấp như nhà cửa, xe cộ… trên cơ sở đó quyết định có cho vay không.

Trong trường hợp ngân hàng xét duyệt cho vay thế chấp thì tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn, nhưng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó sẽ do ngân hàng giữ.

Quy trình vay thế chấp ngân hàng mua nhà đất

Chuẩn bị hồ sơ:

– Giấy tờ pháp lý (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân/đã ly hôn theo quy định của pháp luật).

– Giấy tờ chứng minh tài chính.

– Giấy tờ kê khai mục đích sử dụng vốn vay.

– Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo dùng để vay thế chấp (sổ đỏ/sổ hồng).

Nộp hồ sơ vay thế chấp tại ngân hàng:

– Ngân hàng sẽ định giá tài sản thế chấp và phê duyệt việc cho vay. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện, nhân viên ngân hàng sẽ trả lại và giải thích rõ lý do cho khách hàng biết.

Giải quyết thủ tục vay thế chấp:

Ngân hàng duyệt khoản vay, xác lập hợp đồng vay vốn. Hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên vay. Đồng thời thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp, hoàn tất đăng ký giao dịch bảo đảm và tiến hành giải ngân.

Những lưu ý khi vay thế chấp ngân hàng mua nhà đất

Trên thực tế, quy định về việc vay thế chấp, cách tính lãi suất hàng tháng ở mỗi ngân hàng là khác nhau. Đặc biệt, các đơn vị chỉ nhận nhà thế chấp với diện tích sàn từ 25m2 trở lên, hẻm từ 1m trở lên.

Trong trường hợp vay thế chấp chung cư hoặc dự án chưa có sổ hồng, bạn chỉ có thể vay thế chấp với những ngân hàng đã liên kết với chủ đầu tư đó. Nếu muốn vay với các ngân hàng khác thì bạn có thể thế chấp bằng tài sản khác của mình.

Trường hợp bạn đã từng vay tín chấp, thẻ tín dụng và chậm trả sẽ bị hạn chế vay, thậm chí không cho vay. Vì vậy, bạn cần đảm bảo điểm tín dụng tốt để không gặp vướng mắc về hồ sơ.

Những lưu ý để hạn chế rủi ro khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Để hạn chế rủi ro khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, trước hết người mua cần phải xác định tính hợp pháp của bất động sản, kiểm tra xem căn nhà đó có đủ điều kiện để bán hay không. Người mua cần xem giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, xác minh xem nhà đó có bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không, bất động sản có tranh chấp hay đang bị cầm cố, thế chấp không…

Tiếp đó, cần xác định ai là chủ sở hữu, sử dụng của bất động sản, là sở hữu cá nhân hay là đồng sở hữu. Một ngôi nhà đủ điều kiện để giao dịch mua – bán thì bên bán nhà phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự và có năng lực hành vi dân sự.

Người mua nên yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ bản sao có công chứng mới nhất của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) của ngôi nhà cùng hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người bán (của cả vợ chồng nếu người bán đã có vợ, chồng). Đồng thời, đến UBND cấp xã nơi có đất yêu cầu cung cấp các thông tin về nhà ở để kiểm tra điều kiện nhà ở bán trước khi đặt cọc.

Khi tiến hành kí kết hợp đồng đặt cọc

Việc đầu tiên cần xác định là chủ thể sẽ kí kết hợp đồng. Chủ thể ký kết sẽ là chủ thể có tên trong sổ hồng hoặc giấy tờ tương đương. Nếu người bán đã có vợ/chồng thì khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ một người ký sau này rất rắc rối. Nếu đồng sở hữu đông người thì cần yêu cầu tất cả những người có trong sổ hồng cùng ký.

Trường hợp có giấy ủy quyền từ chủ sở hữu thì cần phải xác định giới hạn ủy quyền của người được ủy quyền để không xảy ra trường hợp vượt quá giới hạn ủy quyền. Việc ủy quyền phải được thành lập bằng văn bản và có công chứng thì mới được xem là hợp pháp.

Người mua cần nhớ kiểm tra kĩ càng các nội dung chính quan trọng trong hợp đồng đặt cọc. Cụ thể, người bán đã nhận của người mua bao nhiêu tiền và trong khoảng thời gian bao lâu nếu người mua không đưa đủ số tiền còn lại sẽ bị mất tiền cọc. Ngược lại, cũng cần ghi rõ trách nhiệm bồi thường của người bán nếu “hủy kèo” bán cho người khác hoặc không tiến hành các giao dịch tiếp theo đúng thời hạn cho người mua.

Hợp đồng đặt cọc có thể công chứng hoặc không. Nếu không công chứng, hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực.

Trong trường hợp đặt cọc không cần công chứng, quá trình đặt cọc nên có người làm chứng. Người làm chứng tốt nhất không có quan hệ họ hàng đối với cả hai bên mua và bán. Trong hợp đồng, họ cần ghi rõ những thông tin cá nhân cơ bản (họ tên, ngày sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú…), kèm theo đó là việc ký/ điểm chỉ, lời xác nhận rõ ràng về việc làm chứng.

Nếu mua mảnh đất, ngôi nhà có giá trị cao, tiền đặt cọc cũng nhiều, tốt nhất việc thanh toán nên thực hiện tại ngân hàng, không nên thanh toán ở địa điểm khác. Cách tốt nhất là người mua để tiền trong tài khoản, khi mua bán hai bên ra ngân hàng và bên mua chuyển khoản cho bên bán, không mất thời gian kiểm đếm, không sợ tiền giả và không gặp nguy hiểm khi mang số tiền lớn khi đi trên đường.

Xem thêm: Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm những ngày đầu năm 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *